Thời gian gần đây, trên địa bàn Hà Nội xảy ra một số vụ xe máy tay ga đắt tiền như SH, PS tự nhiên bốc cháy, gây thiệt hại tài sản không nhỏ cho người sử dụng.
(AutoPro) - Việc lắp đặt thêm các thiết bị bằng cách đấu nối thủ công, sau một thời gian sử dụng, dây nối bị lão hóa, thêm thời tiết nóng ẩm dễ gây chập điện nên chiếc xe có thể cháy bất cứ lúc nào.
5h ngày 3/11, tại một gia đình trên phố Mai Hắc Đế, hỏa hoạn thiêu rụi tất cả tài sản trong phòng khách tầng 1, trong đó có 1 chiếc xe máy Dream II và Honda PS, trị giá tài sản trên 100 triệu đồng. Nhận định ban đầu của cơ quan Công an, ngọn lửa bùng phát từ chiếc xe máy Honda PS, lan sang chiếc xe Dream II dựng cạnh đó và lan sang đồ đạc xung quanh. Trước đó không lâu, cũng xảy ra trường hợp một chiếc xe PS tự bốc cháy trong garage để xe tại một cơ quan trên địa bàn quận Hoàn Kiếm...
Một cán bộ của Phòng Cảnh sát PCCC cho biết, những loại xe máy tay ga đắt tiền như PS, SH đều là xe nhập nguyên chiếc, thiết kế chuẩn. Khi mua về sử dụng, do xe có giá trị lớn nên nhiều chủ xe đã lắp đặt thêm các thiết bị báo động chống trộm có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Là phiên bản nâng cấp của các loại ổ khóa từ, bộ khóa điều khiển từ xa kết hợp tính năng báo động ngay khi có người chạm vào xe. Hoạt động dựa trên nguyên tắc thu tín hiệu sóng tần số ngắn, bộ báo động cho xe máy là cụm IC điều khiển công tắc nguồn điện được đấu với nguồn điện chính, nút khởi động và hệ thống báo động lấy điện âm trên toàn xe và được điều khiển thông qua một điều khiển từ xa tích hợp tính năng khởi động điện đóng và ngắt báo động. Tuy nhiên, do thiết bị được đấu nối trực tiếp vào nguồn điện ắc quy của xe, không qua ổ khóa, khi ngắt khóa điện, các thiết bị này vẫn có nguồn điện để hoạt động.
Đa phần các thiết bị chống trộm điện tử đều có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc
Thực tế, việc lắp đặt thêm các thiết bị chống trộm này đều được đấu nối thủ công nên không đảm bảo an toàn, sau một thời gian sử dụng, các dây nối bị lão hóa, cộng thêm thời tiết nóng ẩm, dễ gây chập điện khiến chiếc xe có thể cháy bất cứ lúc nào, khi đang lưu thông trên đường hoặc ngay cả khi ngừng hoạt động.
Theo khuyến cáo của Phòng Cảnh sát PCCC, để bảo đảm an toàn cho chiếc xe, ngoài việc kết hợp nhiều loại khóa cùng lúc như khóa càng, khóa cổ... thì điều quan trọng nhấtá chính là ý thức của chủ xe, gửi xe vào nơi có người trông giữ. Không nên lắp đặt thêm bất cứ thiết bị nào khác làm thay đổi thiết kế ban đầu của xe kẻo vừa mất tiền, vừa mang họa vào thân.
Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016
Tại sao lốp xe lại có màu đen?
Cầu kỳ hơn, khách hàng có thể tự bảo vệ thêm cho lốp bằng cách sử dụng một sản phẩm khác làm chậm tác động của ozone và UV là chất bảo vệ 303 Aerospace Protectant. Khi xịt chất này lên bề mặt lốp, lốp xe sẽ được bảo vệ tương đương với “bôi” một lớp kem chống nắng SPF 40.
(AutoPro) - Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao lốp xe ô tô nào cũng màu đen? Tại sao ca sĩ Pink hay ngôi sao “lắm chiêu” Paris Hilton không tậu cho mình chiếc xe có bộ lốp màu...hồng? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Đã có thời kỳ những chiếc xe cổ mang bộ lốp màu trắng khiết của cao su. Một số được các nhà sản xuất sử dụng chất nhuộm nên lốp xe có màu xám nhạt, vàng nhạt, hoặc be.
Những chiếc lốp khá bắt mắt này khi để lâu sẽ nhanh chóng bị khô cứng, biến màu và nứt rách, gây phiền hà cho chủ xe. Hiện tượng “chết khô” của lốp như vậy khiến các ông chủ phải khốn đốn và chi một khoản không hề nhỏ vào lốp xe khi đậu xe trong thời gian dài.
Nhân tố chính gây ra hiện tượng xuống cấp ở lốp là do cao su và các chất tổng hợp khác chịu tác động của ozone, một chất khí không mùi và tồn tại trong khí quyển. Khi ozone kết hợp với tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời sẽ gây ra phản ứng hoá học, gây hại đến lốp xe po-ly-me.
Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại chất có thể ngăn ngừa tác hại này, đó là các phân tử bình ổn có tên gọi là “chất hấp thụ cạnh tranh” (competitive absorber). Chất này sẽ giữ và hấp thụ tia cực tím, chuyển thành dạng nhiệt phát tán vào môi trường. Phát minh này nhanh chóng được áp dụng trong công nghệ sản xuất lốp. Tất cả các nhà sản xuất lốp đều sử dụng cùng một chất hấp thụ là bột các-bon đen. Bột này rất mịn, không mùi, sản xuất bằng cách phân hủy nhiệt khí đốt thiên nhiên hay dầu hỏa. Nó chiếm 30% trong nguyên liệu làm vỏ lốp mà thành phần chính là cao su thiên nhiên hay nhân tạo. Carbon có tác dụng chống bào mòn vỏ lốp, hút tia cực tím và giúp cao su khỏi bị nứt nẻ, làm tuổi thọ sản phẩm tăng đến 5 lần. Đó chính là lý do tại sao mọi lốp xe đều màu đen.
Tất nhiên chất hấp thụ này sẽ chịu ăn mòn thay thế khi tác động với ozone và tia tử ngoại. Sau một thời gian, các-bon sẽ mất khả năng hấp thụ và biến thành màu xám. Đấy là lý do tại sao khi bị lão hoá, lốp xe thường đổi màu.
Để tăng thêm khả năng đối phó với ozone, các nhà sản xuất lốp còn trộn thêm hợp chất dạng sáp vào công thức này. Lốp sẽ co giãn khi chuyển động, khiến cho các phân tử sáp di chuyển tới bề mặt, tạo nên một lớp bảo vệ giữa không khí (chứa ôxi, ozone) và polime lốp. Trong công nghiệp chế tạo lớp, quá trình này gọi là quá trình phủ blooming. Khi xe đậu trong một thời gian dài, quá trình blooming không diễn ra do không có chuyển động của lốp, ozone và tia cực tím tiếp tục tấn công vào mặt lốp.
Có lẽ bạn đã hiểu tại sao lốp xe ô tô ngày nay lại có màu đen và một số bí quyết "dưỡng lốp chống nắng". Bên cạnh lý do kỹ thuật, rõ ràng, màu đen cũng tạo thêm nét khoẻ khoắn, phù hợp với mọi màu sơn xe và không bám bẩn như các màu sắc sáng khác. Do vậy, nếu như Pink hay Paris Hilton muốn có chiếc xe với những chiếc lốp màu hồng, cách duy nhất có lẽ là...mua sơn về tự sơn lại.
(AutoPro) - Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao lốp xe ô tô nào cũng màu đen? Tại sao ca sĩ Pink hay ngôi sao “lắm chiêu” Paris Hilton không tậu cho mình chiếc xe có bộ lốp màu...hồng? Hãy cùng tìm hiểu nhé.
Đã có thời kỳ những chiếc xe cổ mang bộ lốp màu trắng khiết của cao su. Một số được các nhà sản xuất sử dụng chất nhuộm nên lốp xe có màu xám nhạt, vàng nhạt, hoặc be.
Những chiếc lốp khá bắt mắt này khi để lâu sẽ nhanh chóng bị khô cứng, biến màu và nứt rách, gây phiền hà cho chủ xe. Hiện tượng “chết khô” của lốp như vậy khiến các ông chủ phải khốn đốn và chi một khoản không hề nhỏ vào lốp xe khi đậu xe trong thời gian dài.
Nhân tố chính gây ra hiện tượng xuống cấp ở lốp là do cao su và các chất tổng hợp khác chịu tác động của ozone, một chất khí không mùi và tồn tại trong khí quyển. Khi ozone kết hợp với tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời sẽ gây ra phản ứng hoá học, gây hại đến lốp xe po-ly-me.
Các nhà khoa học đã phát minh ra một loại chất có thể ngăn ngừa tác hại này, đó là các phân tử bình ổn có tên gọi là “chất hấp thụ cạnh tranh” (competitive absorber). Chất này sẽ giữ và hấp thụ tia cực tím, chuyển thành dạng nhiệt phát tán vào môi trường. Phát minh này nhanh chóng được áp dụng trong công nghệ sản xuất lốp. Tất cả các nhà sản xuất lốp đều sử dụng cùng một chất hấp thụ là bột các-bon đen. Bột này rất mịn, không mùi, sản xuất bằng cách phân hủy nhiệt khí đốt thiên nhiên hay dầu hỏa. Nó chiếm 30% trong nguyên liệu làm vỏ lốp mà thành phần chính là cao su thiên nhiên hay nhân tạo. Carbon có tác dụng chống bào mòn vỏ lốp, hút tia cực tím và giúp cao su khỏi bị nứt nẻ, làm tuổi thọ sản phẩm tăng đến 5 lần. Đó chính là lý do tại sao mọi lốp xe đều màu đen.
Tất nhiên chất hấp thụ này sẽ chịu ăn mòn thay thế khi tác động với ozone và tia tử ngoại. Sau một thời gian, các-bon sẽ mất khả năng hấp thụ và biến thành màu xám. Đấy là lý do tại sao khi bị lão hoá, lốp xe thường đổi màu.
Để tăng thêm khả năng đối phó với ozone, các nhà sản xuất lốp còn trộn thêm hợp chất dạng sáp vào công thức này. Lốp sẽ co giãn khi chuyển động, khiến cho các phân tử sáp di chuyển tới bề mặt, tạo nên một lớp bảo vệ giữa không khí (chứa ôxi, ozone) và polime lốp. Trong công nghiệp chế tạo lớp, quá trình này gọi là quá trình phủ blooming. Khi xe đậu trong một thời gian dài, quá trình blooming không diễn ra do không có chuyển động của lốp, ozone và tia cực tím tiếp tục tấn công vào mặt lốp.
Có lẽ bạn đã hiểu tại sao lốp xe ô tô ngày nay lại có màu đen và một số bí quyết "dưỡng lốp chống nắng". Bên cạnh lý do kỹ thuật, rõ ràng, màu đen cũng tạo thêm nét khoẻ khoắn, phù hợp với mọi màu sơn xe và không bám bẩn như các màu sắc sáng khác. Do vậy, nếu như Pink hay Paris Hilton muốn có chiếc xe với những chiếc lốp màu hồng, cách duy nhất có lẽ là...mua sơn về tự sơn lại.
Bí quyết tẩy rửa vết côn trùng ở trên xe
Một chuyến đi dã ngoại cùng người thân với chiếc xế yêu của bạn hẳn là một ý tưởng thú vị trong những ngày nắng đẹp. Tuy nhiên, dư âm của nó để lại chắc sẽ rất “sâu sắc” đối với chiếc xe của bạn, nhưng theo một nghĩa khác.
(AutoPro) - Vết bẩn do côn trùng chết để lại trên kính và thân ô tô không hề đẹp mắt và có hại cho sơn. Một số bí quyết sẽ giúp bạn xử lý vấn đề phổ biến này.
Sau chuyến đi, nhựa cây hay côn trùng chết do lao vào kính chắn gió của xe bạn sẽ để lại những dấu vết không đẹp chút nào. Côn trùng còn là thảm hoạ đối với tất cả ô tô chạy ở Việt Nam do đặc trưng khí hậu, côn trùng có số lượng lớn và việc chúng “cảm tử” trên kính ô tô hay đầu trước xe bạn là điều thường xuyên xảy ra.
Tại sao côn trùng chết do lao vào kính và thân xe lại đặc biệt có hại đối với ngoại thất xe của bạn? Khi côn trùng lao vào xe đang chạy, va chạm sẽ khiến cơ thể chúng bị vỡ ra, giải phóng lượng chất axit và chất shellac có trong cơ thể côn trùng, bám vào bề mặt sơn hoặc kính xe. Bướm và nhậy sẽ để lại những vết nhầy hoặc đốm màu vàng và trắng trên bề mặt kính, xe. Ruồi, nhặng và côn trùng hút máu ngựa hoặc trâu bò thì để lại những đốm bẩn màu trắng và đôi khi cả màu đỏ máu nếu như chúng vừa đánh chén no nê.
Khi những vết này khô đi, chúng rất khó tẩy rửa. Không chỉ có vậy, nếu không được lau rửa kịp thời, chúng sẽ là mối hiểm hoạ đối với lớp sơn và sự bóng bẩy của kính xe do axit có tính ăn mòn. Vậy đâu là cách đối phó với hiểm hoạ từ những con côn trùng “cảm tử” này?
Trước hết, phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Bạn có thể đặt mua bộ phận ngăn côn trùng đặt trước đầu xe hoặc nắp capô. Chúng không chỉ giúp ngăn côn trùng mà còn có chức năng trang trí thêm cho xe.
Cánh gió ngăn côn trùng thường chỉ là một miếng nhựa màu, hoặc trong suốt, chụp trên mũi xe nhưng có thiết kế dạng cánh gió. Phần đế của nẹp được thiết kế để ôm cong lấy capo, chiều cao của nẹp thường từ 10 đến 15 cm tuỳ từng loại và có góc đón gió từ 60 đến 90 độ. Khi xe vận hành ở tốc độ cao, một phần luồng không khí thay vì đập thẳng vào kính gió sẽ bị nẹp chắn thay đổi hướng đi tạo ra một dòng khí chếch lên mũi xe. Các loại côn trùng lao vào kính lái sẽ bị luồng khí này cuốn theo và bay qua mui xe.
Tuy nhiên, cản gió chống côn trùng chỉ phát huy tác dụng khi xe vận hành ở tốc độ cao.
Thứ 2, luôn luôn đảm bảo nước xịt lau kính ở cần gạt luôn luôn đầy và cần gạt luôn ở tình trạng tốt. Điều này sẽ rất có ích trong việc lau tẩy các vết bẩn do côn trùng để lại và giữ cho bạn có tầm nhìn sáng sủa, an toàn. Hiện trên thị trường có khá nhiều loại nước xịt lau kính cho bạn lựa chọn, ví dụ như Windscreen cleaner concentrate.
Thứ 3, nếu có thể, khi biết xe mình bị bám đầy xác côn trùng chết, hãy xử lý ngay khi chúng còn chưa kịp khô hoặc chưa đóng bám chắc trên bề mặt sơn và kính xe. Việc này sẽ làm giảm mức độ phức tạp và khó khăn của công việc lau chùi đánh bóng đi rất nhiều. Nếu đi dã ngoại và không có điều kiện rửa xe ngay, bạn nên trang bị trên xe một lọ xịt rửa xe không cần nước. Chúng có hiệu quả tức thời, không chỉ đối với xác côn trùng, mà còn bùn đất và nhiều loại chất bẩn khác. Hiện một lọ dry wash 900 gr có giá khoảng 20 USD.
Thứ 4, khi vết bẩn do côn trùng trên xe để lại đã khô và đóng cứng, nhìn chung biện pháp rửa xe thông thường với xà phòng và nước ngoài cửa hàng sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn những vết này. Cách tốt nhất là sử dụng hồ, chất lỏng và bọt biển lau chuyên dụng. Nguyên tắc là sử dụng dung dịch để làm mềm vết bẩn bám trên sơn hoặc kính trước, sau đó mới lau sạch bằng bọt biển chuyên dụng và nước để tránh làm xước, hỏng bề mặt sơn.
Một mẹo nhỏ rất dễ áp dụng đối với mọi gia đình là sử dụng dầu ăn hoặc mỡ cho vào vết bẩn do côn trùng, chúng sẽ nhanh chóng làm mềm và bong vết bẩn này khỏi kính chắn gió. Sau đó, bạn có thể dùng nước lau kính để làm sạch vết dầu ăn hoặc mỡ, bạn đã có một bề mặt kính bóng đẹp.
(AutoPro) - Vết bẩn do côn trùng chết để lại trên kính và thân ô tô không hề đẹp mắt và có hại cho sơn. Một số bí quyết sẽ giúp bạn xử lý vấn đề phổ biến này.
Sau chuyến đi, nhựa cây hay côn trùng chết do lao vào kính chắn gió của xe bạn sẽ để lại những dấu vết không đẹp chút nào. Côn trùng còn là thảm hoạ đối với tất cả ô tô chạy ở Việt Nam do đặc trưng khí hậu, côn trùng có số lượng lớn và việc chúng “cảm tử” trên kính ô tô hay đầu trước xe bạn là điều thường xuyên xảy ra.
Tại sao côn trùng chết do lao vào kính và thân xe lại đặc biệt có hại đối với ngoại thất xe của bạn? Khi côn trùng lao vào xe đang chạy, va chạm sẽ khiến cơ thể chúng bị vỡ ra, giải phóng lượng chất axit và chất shellac có trong cơ thể côn trùng, bám vào bề mặt sơn hoặc kính xe. Bướm và nhậy sẽ để lại những vết nhầy hoặc đốm màu vàng và trắng trên bề mặt kính, xe. Ruồi, nhặng và côn trùng hút máu ngựa hoặc trâu bò thì để lại những đốm bẩn màu trắng và đôi khi cả màu đỏ máu nếu như chúng vừa đánh chén no nê.
Khi những vết này khô đi, chúng rất khó tẩy rửa. Không chỉ có vậy, nếu không được lau rửa kịp thời, chúng sẽ là mối hiểm hoạ đối với lớp sơn và sự bóng bẩy của kính xe do axit có tính ăn mòn. Vậy đâu là cách đối phó với hiểm hoạ từ những con côn trùng “cảm tử” này?
Trước hết, phòng bệnh bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Bạn có thể đặt mua bộ phận ngăn côn trùng đặt trước đầu xe hoặc nắp capô. Chúng không chỉ giúp ngăn côn trùng mà còn có chức năng trang trí thêm cho xe.
Cánh gió ngăn côn trùng thường chỉ là một miếng nhựa màu, hoặc trong suốt, chụp trên mũi xe nhưng có thiết kế dạng cánh gió. Phần đế của nẹp được thiết kế để ôm cong lấy capo, chiều cao của nẹp thường từ 10 đến 15 cm tuỳ từng loại và có góc đón gió từ 60 đến 90 độ. Khi xe vận hành ở tốc độ cao, một phần luồng không khí thay vì đập thẳng vào kính gió sẽ bị nẹp chắn thay đổi hướng đi tạo ra một dòng khí chếch lên mũi xe. Các loại côn trùng lao vào kính lái sẽ bị luồng khí này cuốn theo và bay qua mui xe.
Tuy nhiên, cản gió chống côn trùng chỉ phát huy tác dụng khi xe vận hành ở tốc độ cao.
Thứ 2, luôn luôn đảm bảo nước xịt lau kính ở cần gạt luôn luôn đầy và cần gạt luôn ở tình trạng tốt. Điều này sẽ rất có ích trong việc lau tẩy các vết bẩn do côn trùng để lại và giữ cho bạn có tầm nhìn sáng sủa, an toàn. Hiện trên thị trường có khá nhiều loại nước xịt lau kính cho bạn lựa chọn, ví dụ như Windscreen cleaner concentrate.
Thứ 3, nếu có thể, khi biết xe mình bị bám đầy xác côn trùng chết, hãy xử lý ngay khi chúng còn chưa kịp khô hoặc chưa đóng bám chắc trên bề mặt sơn và kính xe. Việc này sẽ làm giảm mức độ phức tạp và khó khăn của công việc lau chùi đánh bóng đi rất nhiều. Nếu đi dã ngoại và không có điều kiện rửa xe ngay, bạn nên trang bị trên xe một lọ xịt rửa xe không cần nước. Chúng có hiệu quả tức thời, không chỉ đối với xác côn trùng, mà còn bùn đất và nhiều loại chất bẩn khác. Hiện một lọ dry wash 900 gr có giá khoảng 20 USD.
Thứ 4, khi vết bẩn do côn trùng trên xe để lại đã khô và đóng cứng, nhìn chung biện pháp rửa xe thông thường với xà phòng và nước ngoài cửa hàng sẽ không thể loại bỏ hoàn toàn những vết này. Cách tốt nhất là sử dụng hồ, chất lỏng và bọt biển lau chuyên dụng. Nguyên tắc là sử dụng dung dịch để làm mềm vết bẩn bám trên sơn hoặc kính trước, sau đó mới lau sạch bằng bọt biển chuyên dụng và nước để tránh làm xước, hỏng bề mặt sơn.
Một mẹo nhỏ rất dễ áp dụng đối với mọi gia đình là sử dụng dầu ăn hoặc mỡ cho vào vết bẩn do côn trùng, chúng sẽ nhanh chóng làm mềm và bong vết bẩn này khỏi kính chắn gió. Sau đó, bạn có thể dùng nước lau kính để làm sạch vết dầu ăn hoặc mỡ, bạn đã có một bề mặt kính bóng đẹp.
Bơm lốp bằng khí Ni-tơ: Ưu điểm át cả nhược điểm
Anh Tuấn, chủ chiếc GX470 tại Ba Đình - Hà Nội tâm sự, anh thường xuyên phải đi công tác trên tuyến đường Hà Nội - Hải Phòng và anh đã nhận thấy sự khác biệt giữa việc bơm khí Ni-tơ và khí thông thường thông qua màn hình hiển thị áp suất lốp. Áp suất bơm lốp tiêu chuẩn 2,2 kg/cm2 với điều kiện nhiệt độ 370C, với quãng đường khoảng 100 km (Hà Nội - Hải Phòng), áp suất lốp sẽ tăng trung bình trên các lốp từ 0,4-0,5 kg/cm2 với bơm khí thông thường, nhưng khi sử dụng bơm khí Ni-tơ áp suất lốp chỉ tăng khoảng 0,1 kg/cm2.
(AutoPro) - “Bơm lốp Ni-tơ” dần trở thành một lựa chọn phổ biến tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Tại sao người sử dụng xe lại ngày càng mặn mà với khí Ni-tơ? Hãy cùng AutoPro tìm hiểu.
Tại Michelin Ngọc Khánh, chúng tôi đã trao đổi với anh Dũng, một chuyên gia về lốp, anh cho biết, thông thường 1 bộ lốp Michelin có thể chạy được từ 50.000 đến 60.000 km khi chạy khí thông thường, còn khi sử dụng bơm khí Ni-tơ tuổi thọ trung bình của lốp sẽ kéo dài thêm 10-15%. Ngoài ra khi sử dụng khí Ni-tơ xe sẽ tiết kiệm từ 3-5% nhiên liệu. Anh cho biết thêm, hầu hết khách hàng đến với anh đều chuyển từ bơm khí thông thường sang bơm khí Ni-tơ.
Anh Thành, chủ chiếc Toyota Innova cho biết, trước đây khi sử dụng bơm khí thông thường, cứ 1 tháng là anh phải đi kiểm tra và bơm lốp 1 lần, nhưng khi biết đến lợi ích của việc bơm lốp bằng khí Ni-tơ, anh đã sử dụng và thấy hiệu quả rõ rệt, phải đến 2,5 - 3 tháng anh mới phải kiểm tra và bơm lại lốp.
Lợi ích và cơ sở khoa học của bơm lốp Ni-tơ:
Bơm lốp Ni-tơ giúp tăng tuổi thọ lốp:
Không khí thông thường chiếm tới 21% là khí oxi, ngoài ra còn có cả hơi nước, bởi vậy khi bơm lốp bằng khí thông thường, theo thời gian sẽ là hàng loạt các quá trình oxi hóa kim loại và lão hóa cao su điễn ra. Khi xe hoạt động, các phân tử oxi sẽ thẩm thấu qua các lớp cao su và tiếp xúc với lõi thép của lốp, cùng với hơi nước và nhiệt độ sinh ra do ma sát tạo điều kiện cho quá trình oxi hóa làm giảm tuổi thọ của lốp. Ngoài ra tại vị trí chân van của lốp, quá trình oxi hóa cũng diễn ra tương tự. Đối với lốp bơm bằng khí Ni-tơ, hầu như không có bất cứ quá trình oxi hóa nào do Ni-tơ là khí trơ và rất khó tham gia bất cứ phản ứng oxi hóa nào. Đó chính là lý do khiến lốp bơm bằng khí Ni-tơ có tuổi thọ cao hơn khi bơm bằng khí thường.
Phân tử Ni-tơ lớn hơn nên khó bị thẩm thấu qua thành lốp
Bơm lốp Ni-tơ giúp xe tiết kiệm nhiên liệu:
Mỗi mẫu xe khác nhau, nhà sản xuất thường quy định áp suất hơi tiêu chuẩn cho lốp, đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp xe hoạt động ổn định nhất. Nếu áp xuất lốp nhỏ hơn giá trị tiêu chuẩn, ma sát giữa lốp với mặt đường sẽ tăng, tuy xe bám đường hơn nhưng mức tiêu thụ nhiên liệu sẽ tăng đáng kể, còn khi áp suất lốp cao hơn giá trị tiêu chuẩn, lốp sẽ bị trượt nhiều hơn trên mặt đường, đây cũng là lý do xe tốn nhiên liệu hơn.
Khi xe chạy có rất nhiều lý do khiến nhiệt độ lốp tăng lên: ma sát giữa lốp với mặt đường, nhiệt hấp thụ qua la-zăng... khiến không khí trong lốp bị giãn nở. Nếu bơm lốp bằng khí thông thường, do có chứa hơi nước nên quá trình giãn nở diễn ra nhanh hơn so với lốp bơm khí Ni-tơ, áp suất lốp sẽ tăng nhanh hơn. Ngoài ra phân tử Ni-tơ lớn hơn, do vậy khó bị thẩm thấu hơn khi bơm lốp bằng khí thông thường, áp suất lốp sẽ ổn định hơn.
Như vậy bơm lốp bằng khí Ni-tơ sẽ giúp áp suất lốp ổn định hơn, một lý do quan trọng giúp xe tiết kiệm nhiên liệu.
Những lưu ý khi bơm lốp bằng khí Ni-tơ:
- Nếu lần đầu tiên bơm lốp bằng khí Ni-tơ, bạn sẽ phải hút kiệt không khí còn trong lốp đến mức tối đa có thể sau đó mới bơm khí Ni-tơ vào. Có như vậy mới đảm bảo độ tinh khiết của khí Ni-tơ trong lốp và và phát huy hết lợi ích.
- Chọn địa điểm bơm lốp uy tín: Hiện nay không có nhiều địa điểm bơm lốp bằng khí Ni-tơ tại Hà Nội, bởi vậy bạn hãy chọn 1 địa điểm cố định để đến định kỳ lại qua kiểm tra và bơm thêm. Không nên bơm khí Ni-tơ tại những địa điểm sử dụng máy không rõ nguồn gốc hay không có bảng điện tử đo độ tinh khiết của khí Ni-tơ. Với những máy lọc tốt, lượng khí Ni-tơ đầu ra có thể chiếm tới 99,5%, nhưng với những máy lọc chất lượng kém, thành phần khí Ni-tơ có thể chỉ chiếm 90-95%. Ngoài ra những máy hiện đại sẽ bơm đúng áp suất lốp tiêu chuẩn cho mỗi xe tùy theo kỹ thuật viên điều chỉnh.
Máy bơm khí Ni-tơ tại Michelin Ngọc Khánh có giá 20-25 triệu
Đồng hồ đo áp suất hơi và độ tinh khiết của khí Ni-tơ
- Nếu bạn đang sử dụng khí Ni-tơ mà xe bị thủng lốp và phải vá dọc đường, bạn đừng lo lắng nếu tại đó không có dịch vụ bơm khí Ni-tơ. Bạn vẫn có thể bơm không khí vào lốp đó nhưng có thể ngay ngày hôm sau bạn nên đến ngay địa điểm tin cậy, bơm lại khí Ni-tơ.
Bơm lốp Ni-tơ an toàn và tiết kiệm thời gian hơn:
Hiện tượng nổ lốp thật khó xảy ra với những bộ lốp mới, nhưng khi lốp sắp đến kỳ hạn phải thay cùng với những điều kiện về nhiệt độ, áp suất... thì không thể dám chắc độ an toàn. Và cũng dựa theo cơ sở trên chúng ta có thể thấy được rằng, bơm xe bằng Ni-tơ sẽ an toàn hơn.
Ngoài ra với việc lốp xe lâu bị xuống hơi hơn sẽ giúp bạn kéo dài thời gian phải đi kiểm tra và bơm lốp định kỳ.
*Hiện nay, giá thành bơm Ni-tơ không quá cao so với bơm khí thông thường. Nếu lần đầu bơm khí Ni-tơ, bạn sẽ phải bỏ ra khoảng 100.000 đ/1 xe, còn những lần bơm định kỳ chỉ khoảng 50.000 đ/1 xe. Với một khoản đầu tư ban đầu là không đáng kể, bạn có thể được hưởng lợi hơn rất nhiều.
* Với điều kiện đường xá ở Việt Nam, có vô vàn nguyên nhân có thể dẫn đến gây thủng lốp và ảnh hưởng đến những chiếc lốp bơm khí Ni-tơ của bạn. Theo nhận định của AutoPro, những chiếc xe hoạt động trong môi trường đô thị hay trên những tuyến đường cố định có bề mặt đường tốt nên lựa chọn khí Ni-tơ.
(AutoPro) - “Bơm lốp Ni-tơ” dần trở thành một lựa chọn phổ biến tại các thành phố lớn ở Việt Nam. Tại sao người sử dụng xe lại ngày càng mặn mà với khí Ni-tơ? Hãy cùng AutoPro tìm hiểu.
Tại Michelin Ngọc Khánh, chúng tôi đã trao đổi với anh Dũng, một chuyên gia về lốp, anh cho biết, thông thường 1 bộ lốp Michelin có thể chạy được từ 50.000 đến 60.000 km khi chạy khí thông thường, còn khi sử dụng bơm khí Ni-tơ tuổi thọ trung bình của lốp sẽ kéo dài thêm 10-15%. Ngoài ra khi sử dụng khí Ni-tơ xe sẽ tiết kiệm từ 3-5% nhiên liệu. Anh cho biết thêm, hầu hết khách hàng đến với anh đều chuyển từ bơm khí thông thường sang bơm khí Ni-tơ.
Anh Thành, chủ chiếc Toyota Innova cho biết, trước đây khi sử dụng bơm khí thông thường, cứ 1 tháng là anh phải đi kiểm tra và bơm lốp 1 lần, nhưng khi biết đến lợi ích của việc bơm lốp bằng khí Ni-tơ, anh đã sử dụng và thấy hiệu quả rõ rệt, phải đến 2,5 - 3 tháng anh mới phải kiểm tra và bơm lại lốp.
Lợi ích và cơ sở khoa học của bơm lốp Ni-tơ:
Bơm lốp Ni-tơ giúp tăng tuổi thọ lốp:
Không khí thông thường chiếm tới 21% là khí oxi, ngoài ra còn có cả hơi nước, bởi vậy khi bơm lốp bằng khí thông thường, theo thời gian sẽ là hàng loạt các quá trình oxi hóa kim loại và lão hóa cao su điễn ra. Khi xe hoạt động, các phân tử oxi sẽ thẩm thấu qua các lớp cao su và tiếp xúc với lõi thép của lốp, cùng với hơi nước và nhiệt độ sinh ra do ma sát tạo điều kiện cho quá trình oxi hóa làm giảm tuổi thọ của lốp. Ngoài ra tại vị trí chân van của lốp, quá trình oxi hóa cũng diễn ra tương tự. Đối với lốp bơm bằng khí Ni-tơ, hầu như không có bất cứ quá trình oxi hóa nào do Ni-tơ là khí trơ và rất khó tham gia bất cứ phản ứng oxi hóa nào. Đó chính là lý do khiến lốp bơm bằng khí Ni-tơ có tuổi thọ cao hơn khi bơm bằng khí thường.
Phân tử Ni-tơ lớn hơn nên khó bị thẩm thấu qua thành lốp
Bơm lốp Ni-tơ giúp xe tiết kiệm nhiên liệu:
Mỗi mẫu xe khác nhau, nhà sản xuất thường quy định áp suất hơi tiêu chuẩn cho lốp, đây sẽ là yếu tố quan trọng giúp xe hoạt động ổn định nhất. Nếu áp xuất lốp nhỏ hơn giá trị tiêu chuẩn, ma sát giữa lốp với mặt đường sẽ tăng, tuy xe bám đường hơn nhưng mức tiêu thụ nhiên liệu sẽ tăng đáng kể, còn khi áp suất lốp cao hơn giá trị tiêu chuẩn, lốp sẽ bị trượt nhiều hơn trên mặt đường, đây cũng là lý do xe tốn nhiên liệu hơn.
Khi xe chạy có rất nhiều lý do khiến nhiệt độ lốp tăng lên: ma sát giữa lốp với mặt đường, nhiệt hấp thụ qua la-zăng... khiến không khí trong lốp bị giãn nở. Nếu bơm lốp bằng khí thông thường, do có chứa hơi nước nên quá trình giãn nở diễn ra nhanh hơn so với lốp bơm khí Ni-tơ, áp suất lốp sẽ tăng nhanh hơn. Ngoài ra phân tử Ni-tơ lớn hơn, do vậy khó bị thẩm thấu hơn khi bơm lốp bằng khí thông thường, áp suất lốp sẽ ổn định hơn.
Như vậy bơm lốp bằng khí Ni-tơ sẽ giúp áp suất lốp ổn định hơn, một lý do quan trọng giúp xe tiết kiệm nhiên liệu.
Những lưu ý khi bơm lốp bằng khí Ni-tơ:
- Nếu lần đầu tiên bơm lốp bằng khí Ni-tơ, bạn sẽ phải hút kiệt không khí còn trong lốp đến mức tối đa có thể sau đó mới bơm khí Ni-tơ vào. Có như vậy mới đảm bảo độ tinh khiết của khí Ni-tơ trong lốp và và phát huy hết lợi ích.
- Chọn địa điểm bơm lốp uy tín: Hiện nay không có nhiều địa điểm bơm lốp bằng khí Ni-tơ tại Hà Nội, bởi vậy bạn hãy chọn 1 địa điểm cố định để đến định kỳ lại qua kiểm tra và bơm thêm. Không nên bơm khí Ni-tơ tại những địa điểm sử dụng máy không rõ nguồn gốc hay không có bảng điện tử đo độ tinh khiết của khí Ni-tơ. Với những máy lọc tốt, lượng khí Ni-tơ đầu ra có thể chiếm tới 99,5%, nhưng với những máy lọc chất lượng kém, thành phần khí Ni-tơ có thể chỉ chiếm 90-95%. Ngoài ra những máy hiện đại sẽ bơm đúng áp suất lốp tiêu chuẩn cho mỗi xe tùy theo kỹ thuật viên điều chỉnh.
Máy bơm khí Ni-tơ tại Michelin Ngọc Khánh có giá 20-25 triệu
Đồng hồ đo áp suất hơi và độ tinh khiết của khí Ni-tơ
- Nếu bạn đang sử dụng khí Ni-tơ mà xe bị thủng lốp và phải vá dọc đường, bạn đừng lo lắng nếu tại đó không có dịch vụ bơm khí Ni-tơ. Bạn vẫn có thể bơm không khí vào lốp đó nhưng có thể ngay ngày hôm sau bạn nên đến ngay địa điểm tin cậy, bơm lại khí Ni-tơ.
Bơm lốp Ni-tơ an toàn và tiết kiệm thời gian hơn:
Hiện tượng nổ lốp thật khó xảy ra với những bộ lốp mới, nhưng khi lốp sắp đến kỳ hạn phải thay cùng với những điều kiện về nhiệt độ, áp suất... thì không thể dám chắc độ an toàn. Và cũng dựa theo cơ sở trên chúng ta có thể thấy được rằng, bơm xe bằng Ni-tơ sẽ an toàn hơn.
Ngoài ra với việc lốp xe lâu bị xuống hơi hơn sẽ giúp bạn kéo dài thời gian phải đi kiểm tra và bơm lốp định kỳ.
*Hiện nay, giá thành bơm Ni-tơ không quá cao so với bơm khí thông thường. Nếu lần đầu bơm khí Ni-tơ, bạn sẽ phải bỏ ra khoảng 100.000 đ/1 xe, còn những lần bơm định kỳ chỉ khoảng 50.000 đ/1 xe. Với một khoản đầu tư ban đầu là không đáng kể, bạn có thể được hưởng lợi hơn rất nhiều.
* Với điều kiện đường xá ở Việt Nam, có vô vàn nguyên nhân có thể dẫn đến gây thủng lốp và ảnh hưởng đến những chiếc lốp bơm khí Ni-tơ của bạn. Theo nhận định của AutoPro, những chiếc xe hoạt động trong môi trường đô thị hay trên những tuyến đường cố định có bề mặt đường tốt nên lựa chọn khí Ni-tơ.
10 mẹo nhỏ để chọn xe hợp lý
Khâu “test” xe vô cùng cần thiết và quan trọng. Hãy cố gắng tận dụng hết sức có thể, vì chiếc xe sẽ là một sự đầu tư lớn. Nếu bạn dùng xe đi làm thường xuyên, hãy đi thử ở các tốc độ khác nhau như khi đi trong thành phố đông đúc hay đi trên đường cao tốc. Nếu muốn mua một chiếc dã chiến cho địa hình hiểm trở, cố gắng tìm quãng đường nào đó để thử cho xe leo dốc. Nhớ kiểm tra kĩ phanh xe với một vài tình huống để thử độ an toàn, cho xe rẽ ở vài khúc ngoặt với tốc độ nhanh ( nhưng đừng quá nguy hiểm), một vài chỗ xóc nhỏ… Đó sẽ là những thử thách cho chiếc xe của bạn. Qua đó bạn có thể thấy nó có thật sự tốt hay không.
(AutoPro) - Dù bạn "cao" hay bạn "thấp", dù bạn giản dị hay cực kỳ cầu toàn, thì bạn đều nên tham khảo những lời khuyên dưới đây trước khi làm một chuyến "shopping" ô tô.
Bạn cần loại xe thế nào?
Đầu tiên bạn nên cân nhắc giữa cái bạn cần và cái bạn muốn. Tự mình trả lời những câu hỏi một cách chân thật nhất: Chiếc xế hộp tương lai sẽ được dùng chủ yếu vào việc gì? Bạn sẽ thường phải chở bao nhiêu người đi lại? Quãng đường đi làm hàng ngày của bạn có xa không? Với bạn việc tiết kiệm xăng có thực sự quan trọng không? Bạn thích lái xe thong dong hay là một tay đam mê tốc độ?
Thực tế, hầu như mọi người đều thích những chiếc xe thật mốt hoặc có vẻ ngoài cực bắt mắt, mà không chú ý xem sự hào nhoáng đó có đáp ứng nhu cầu thật sự của mình không. Vì vậy, hãy đề cao những cái bạn cần khi lựa chọn xế hộp.
Những vấn đề như lựa chọn xe số tự động hay số sàn, độ rộng của cốp xe, những phụ tùng đảm bảo an toàn cho người lái,… bạn cũng nên tham khảo từ những người am hiểu về ô tô.
2. Xem xét khả năng tài chính
Không đơn giản chỉ là chuyện bạn chi bao nhiêu tiền để rước về một chú xế hộp, bạn còn cần phải chú ý đến khoản tiền phải bỏ ra hàng tháng để chăm sóc xế yêu của mình. Trước khi mua, bạn nên lập một bản dự trù về các khoản chi định kỳ cho chiếc ô tô. Theo các chuyên gia, con số hợp lý sẽ không quá 20% thu nhập hàng tháng của bạn.
Thuê xe hay mua xe?
Với người Việt, khái niệm thuê xe ô tô riêng dài hạn còn khá mới. Thường thì người ta chỉ chăm chú tích góp tiền để mua luôn một chiếc xế xịn.
Tuy nhiên, thuê xe cũng có những điểm lợi nhất định như: chi phí đầu vào thấp hơn, khoản chi bảo dưỡng hàng tháng không lớn, bạn có thể đổi xe liên tục…
Nhưng những ai vẫn giữ ý định mua xe vẫn không nên lo lắng quá, vì sắm một chiếc ô tô riêng có một ưu điểm vô cùng lớn: bạn được toàn quyền sử dụng nó. Trong khi, với chiếc xe thuê, bạn chỉ có thể đi một định mức cây số nhất định mà thôi.
Cân nhắc kĩ lưỡng các xe cùng dòng
Bạn có chắc mình có khả năng xem xét được hết các ưu nhược điểm của các xe thuộc dòng hạng sang, hạng trung, hàng bình dân,…
Ở mỗi dòng xe, đều có những chiếc xe vượt trội hơn, hoặc có thể có chất lượng chưa tương xứng. Chính vì thế, nghiên cứu kĩ các xe cùng dòng sẽ giúp bạn có cơ hội so sánh, đánh giá, đưa ra quyết định đúng đắn
Liệu bạn có biết cái giá thực sự của một chiếc xe
2 chiếc ô tô có thể cùng giá, nhưng chi phí thực sự khi sở hữu lâu dài lại rất khác nhau. Hoặc giả bạn tiếc nuối và mua một chiếc xe kém vài nghìn đô, nhưng thực tế lại phải trả nhiều hơn do bảo hành, xăng xe…
Chính vì thế, khi mua xe bạn cần có cái nhìn xa, đừng để chiếc xe trở thành máy ngốn tiền khi gắn bó lâu năm.
Lựa chọn online
Bạn quen với việc đi đến showroom để chọn xe? Hãy tận dụng ưu thế của thời đại internet đi thôi. Ngồi tại gia và lướt web, bạn có thể nhìn ngắm hàng trăm mẫu xe, so sánh giá cả. Và điều đó hiện giờ đang hết sức phát triển. Nhiều showroom ô tô đầu tư trang web bán hàng qua mạng. Thâm chí nếu bạn muốn, bạn có thể được đưa hàng đến tận nhà sau khi tiền được chuyển khoản.
Thương lượng giá cả
Những người bán hàng luôn đưa ra một mức giá nhất định và bạn có thể “mặc cả” để mua hời với giá thấp hơn.
Quan trọng là bạn tự tin khi mua, bởi một chút may mắn, “đanh đá” biết đâu lại giúp bạn
Đừng quên đặt lịch hẹn thử xe với chỗ bạn mua., đây là một điều rất quan trọng.
Thử và đánh giá xe
Nhớ ngồi thử cả ghế sau nữa, vì biết đâu gia đình thân yêu của bạn không được thoải mái với thiết kế của chúng thì sao? Và một điều tối quan trọng, bạn không nên để những người bán xe làm mất tập trung bởi những lời quảng cáo của họ.
Cuối cùng là, thử xe cũng cần đến một chút bản năng và cảm giác của chính bạn nữa. Thử hỏi mình xem, khi xoay chìa khóa bạn có cảm thấy đây là chiếc xế mà bạn hàng mong đợi chưa?
Sau khi thử xe
Bạn nên làm gì? Tiếp tục thử sang vài loại xe khác là ý kiến không tồi. Vì biết đâu bạn có thể bỏ lỡ chiếc xe thật sự của mình. Hơn nữa, lái nhiều xe cùng một lúc có thể giúp bạn phát hiện ra những sự khác biệt nhỏ nhất giữa chúng.
Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên thử xe vào buổi sáng và buổi chiều
Mua xe
Khi đã quyết định được đâu là chiếc xe giành riêng cho mình, bạn chỉ còn thực hiện một bước là làm thủ tục mua xe. Bảo hiểm, thuế, chế độ bảo hành, các giấy tờ cũng cần được bạn chú ý để yên tâm sở hữu chiếc xế yêu của mình.
Cuối cùng chúc bạn sẽ tìm được chiếc ô tô “tâm đầu ý hợp”.
(AutoPro) - Dù bạn "cao" hay bạn "thấp", dù bạn giản dị hay cực kỳ cầu toàn, thì bạn đều nên tham khảo những lời khuyên dưới đây trước khi làm một chuyến "shopping" ô tô.
Bạn cần loại xe thế nào?
Đầu tiên bạn nên cân nhắc giữa cái bạn cần và cái bạn muốn. Tự mình trả lời những câu hỏi một cách chân thật nhất: Chiếc xế hộp tương lai sẽ được dùng chủ yếu vào việc gì? Bạn sẽ thường phải chở bao nhiêu người đi lại? Quãng đường đi làm hàng ngày của bạn có xa không? Với bạn việc tiết kiệm xăng có thực sự quan trọng không? Bạn thích lái xe thong dong hay là một tay đam mê tốc độ?
Thực tế, hầu như mọi người đều thích những chiếc xe thật mốt hoặc có vẻ ngoài cực bắt mắt, mà không chú ý xem sự hào nhoáng đó có đáp ứng nhu cầu thật sự của mình không. Vì vậy, hãy đề cao những cái bạn cần khi lựa chọn xế hộp.
Những vấn đề như lựa chọn xe số tự động hay số sàn, độ rộng của cốp xe, những phụ tùng đảm bảo an toàn cho người lái,… bạn cũng nên tham khảo từ những người am hiểu về ô tô.
2. Xem xét khả năng tài chính
Không đơn giản chỉ là chuyện bạn chi bao nhiêu tiền để rước về một chú xế hộp, bạn còn cần phải chú ý đến khoản tiền phải bỏ ra hàng tháng để chăm sóc xế yêu của mình. Trước khi mua, bạn nên lập một bản dự trù về các khoản chi định kỳ cho chiếc ô tô. Theo các chuyên gia, con số hợp lý sẽ không quá 20% thu nhập hàng tháng của bạn.
Thuê xe hay mua xe?
Với người Việt, khái niệm thuê xe ô tô riêng dài hạn còn khá mới. Thường thì người ta chỉ chăm chú tích góp tiền để mua luôn một chiếc xế xịn.
Tuy nhiên, thuê xe cũng có những điểm lợi nhất định như: chi phí đầu vào thấp hơn, khoản chi bảo dưỡng hàng tháng không lớn, bạn có thể đổi xe liên tục…
Nhưng những ai vẫn giữ ý định mua xe vẫn không nên lo lắng quá, vì sắm một chiếc ô tô riêng có một ưu điểm vô cùng lớn: bạn được toàn quyền sử dụng nó. Trong khi, với chiếc xe thuê, bạn chỉ có thể đi một định mức cây số nhất định mà thôi.
Cân nhắc kĩ lưỡng các xe cùng dòng
Bạn có chắc mình có khả năng xem xét được hết các ưu nhược điểm của các xe thuộc dòng hạng sang, hạng trung, hàng bình dân,…
Ở mỗi dòng xe, đều có những chiếc xe vượt trội hơn, hoặc có thể có chất lượng chưa tương xứng. Chính vì thế, nghiên cứu kĩ các xe cùng dòng sẽ giúp bạn có cơ hội so sánh, đánh giá, đưa ra quyết định đúng đắn
Liệu bạn có biết cái giá thực sự của một chiếc xe
2 chiếc ô tô có thể cùng giá, nhưng chi phí thực sự khi sở hữu lâu dài lại rất khác nhau. Hoặc giả bạn tiếc nuối và mua một chiếc xe kém vài nghìn đô, nhưng thực tế lại phải trả nhiều hơn do bảo hành, xăng xe…
Chính vì thế, khi mua xe bạn cần có cái nhìn xa, đừng để chiếc xe trở thành máy ngốn tiền khi gắn bó lâu năm.
Lựa chọn online
Bạn quen với việc đi đến showroom để chọn xe? Hãy tận dụng ưu thế của thời đại internet đi thôi. Ngồi tại gia và lướt web, bạn có thể nhìn ngắm hàng trăm mẫu xe, so sánh giá cả. Và điều đó hiện giờ đang hết sức phát triển. Nhiều showroom ô tô đầu tư trang web bán hàng qua mạng. Thâm chí nếu bạn muốn, bạn có thể được đưa hàng đến tận nhà sau khi tiền được chuyển khoản.
Thương lượng giá cả
Những người bán hàng luôn đưa ra một mức giá nhất định và bạn có thể “mặc cả” để mua hời với giá thấp hơn.
Quan trọng là bạn tự tin khi mua, bởi một chút may mắn, “đanh đá” biết đâu lại giúp bạn
Đừng quên đặt lịch hẹn thử xe với chỗ bạn mua., đây là một điều rất quan trọng.
Thử và đánh giá xe
Nhớ ngồi thử cả ghế sau nữa, vì biết đâu gia đình thân yêu của bạn không được thoải mái với thiết kế của chúng thì sao? Và một điều tối quan trọng, bạn không nên để những người bán xe làm mất tập trung bởi những lời quảng cáo của họ.
Cuối cùng là, thử xe cũng cần đến một chút bản năng và cảm giác của chính bạn nữa. Thử hỏi mình xem, khi xoay chìa khóa bạn có cảm thấy đây là chiếc xế mà bạn hàng mong đợi chưa?
Sau khi thử xe
Bạn nên làm gì? Tiếp tục thử sang vài loại xe khác là ý kiến không tồi. Vì biết đâu bạn có thể bỏ lỡ chiếc xe thật sự của mình. Hơn nữa, lái nhiều xe cùng một lúc có thể giúp bạn phát hiện ra những sự khác biệt nhỏ nhất giữa chúng.
Các chuyên gia cũng khuyên bạn nên thử xe vào buổi sáng và buổi chiều
Mua xe
Khi đã quyết định được đâu là chiếc xe giành riêng cho mình, bạn chỉ còn thực hiện một bước là làm thủ tục mua xe. Bảo hiểm, thuế, chế độ bảo hành, các giấy tờ cũng cần được bạn chú ý để yên tâm sở hữu chiếc xế yêu của mình.
Cuối cùng chúc bạn sẽ tìm được chiếc ô tô “tâm đầu ý hợp”.
Những trang bị xe hơi không nên sử dụng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đánh giá độ giàu sang và sành điệu của một người thông qua chiếc xe mà người đó sử dụng là quan niệm khá phổ biến. Việc sở hữu một chiếc ô tô trong nhà có thể xem là “có của ăn của để”. Nhưng xe thường hay xe ngoại nhập, với tiện ích nào, hệ thống âm thanh ra sao, có tính năng gì cao cấp và hiện đại...mới tỏ rõ là người sành điệu. Oái oăm thay, khí hậu và đặc điểm của Việt Nam khiến “người sành điệu” nhiều khi cười mếu.
(AutoPro) - Sở hữu một chiếc xe hiện đại, nhiều trang bị tiện ích là mơ ước của nhiều chủ xe. Nhưng ở Việt Nam, hiện đại quá đôi khi lại gây ra những bất tiện “khóc dở mếu dở’.
Tủ lạnh mini trên xe
Trong những ngày nóng nực, hay với những chuyến dã ngoại, đây có thể coi là một thiết bị rất hữu dụng bởi sẽ giúp bạn giữ được thức ăn và đồ uống trong thời gian khá lâu. Loại tủ lạnh này sử dụng điện nguồn ắc-quy ngay trong chính xe bạn, giữ được đồ uống lạnh tới 4.50 C. Tuy nhiên, với Việt Nam, thiết bị này có vẻ không mấy phát huy được tác dụng, do một số nguyên nhân mà người sử dụng đã phản hồi như sau:
- Mất diện tích để đồ của xe, tăng tải nặng khiến tốn xăng hơn.
- Nhanh hỏng ăc-quy, trong khi giá ắc-quy không hề thấp.
- Lúc tắt máy thì tủ lạnh cũng tắt, lúc xe chạy tủ lạnh lại làm lạnh từ đầu gây bất tiện, phiền hà.
- Ko có chỗ thoát nhiệt ra ngoài, khoang xe sẽ nóng hơn, máy lạnh phải làm việc nhiều hơn mà vẫn ko đủ mát.
- Một số xe có sẵn khoang giữ lạnh. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ khoang giữ lạnh này lại kiêm luôn chức năng giữ nóng vào mùa hè, khi xe tắt máy. Đã có một số trường hợp các lon soda nổ tung trong khoang giữ nhiệt trên xe Dodge vào một ngày hè nắng nóng.
- Quán xá ở Việt Nam quá phổ biến, không “hiếm có khó tìm” như nước ngoài, giữ đồ uống trên xe đôi khi không cần thiết.
Cửa xe cảm ứng tự hạ xuống khi ngập nước
Đây là một tuỳ chọn rất hữu dụng, tăng tính an toàn cho người lái. Trong trường hợp lái xe lao xuống nước, cửa xe sẽ tự hạ xuống, giúp người lái thoát ra ngoài dễ dàng. Tuy nhiên, trận lụt vừa qua đã làm chủ xe Toyota Avalon “khóc dở mếu dở” do bị ngâm dưới hầm Mỹ Đình, xe ngập nước và kính tự mở, khiến toàn bộ nội thất chìm trong bùn đất và nước, hư hỏng nặng.
Công nghệ cảnh báo làn đường
Đối với thị trường Mỹ và Châu Âu, thiết bị này được coi là rất hữu dụng, đặc biệt đối với những tài xế bất cẩn, hay đi chệch làn đường. Hệ thống cảnh báo này sẽ dùng một camera để phát hiện các dải phân cách làn đường màu trắng hoặc vàng. Nếu xe chạy đè lên những dải phân cách này mà không có tín hiệu rẽ, hệ thống sẽ phát ra âm thanh cảnh báo người lái. Một số hệ thống khác còn tự động điều khiển phương tiện đi đúng là đường hoặc phanh lại.
Với tình trạng giao thông đô thị như ở Việt Nam, để chạy được xe thoát khỏi những khu phố đông như mắc cửi và tắc đường thường xuyên, có lẽ thiết bị cảnh cáo của bạn sẽ rung kêu liên tục và người lái có nguy cơ ...mắc bệnh về tai nếu cứ để hệ thống hoạt động.
Công nghệ chống va chạm/Hệ thống kiểm soát hành trình thông minh ACC
ACC và công nghệ chống va chạm sẽ xác định và điều chỉnh khoảng cách và độ gần của xe đối với xe trước hay các vật cản khác. Đây là công nghệ nhắm tới tăng độ an toàn cho người lái. Nếu hệ thống cho rằng xe không phanh kịp, nó sẽ tự động báo hiệu bằng đèn nháy, ghế rung, xiết chặt đai an toàn, vv. Nếu vẫn không có kết quả, một số hệ thống sẽ tự động phanh lại để giảm thiểu thiệt hại.
Công nghệ này sẽ phát huy tác dụng khi bạn chạy xe trên đường cao tốc, nhưng có lẽ không nên “mơ tưởng” tới việc sử dụng nó khi chạy nội thành. Lấy đoạn ngã tư Chùa Bộc làm ví dụ, giờ cao điểm xe nọ và xe kia khoảng cách có thể đo bằng...centimet. Khởi động hệ thống này, bạn sẽ bị rung ghế, siết đai, đèn nháy liên tục và phanh dúi dụi, có lẽ đến tối cũng chưa thể về đến nhà.
Hệ thống điều khiển iDrive của BMW
Hệ thống iDrive của BMW với chữ “i”- intelligent trong tên gọi của nó đã bị hiểu thành “irritating- gây khó chịu”, do nổi tiếng là khó sử dụng và gây phiền phức, vì có quá nhiều menu phụ mà không có một “đường tắt” để hiển thị ngay màn hình điều khiển cần tới, cũng không có nút bấm cho phép quay trở lại màn hình trước. Trên nhiều mẫu xe, hệ thống chỉ hiện duy nhất biển đường nằm ngang, bất kể hướng của đường đó thế nào. Thêm vào đó, để xem được bản đồ trên màn hình, việc vặn núm điều khiển khá phức tạp, không thân thiện với người sử dụng.
Gạt nước cảm biến mưa
Trang bị cao cấp này đã xuất hiện trên nhiều xe giá cả “bình dân” hơn, như Toyota Avalon. Hệ thống này sử dụng các cảm biến hồng ngoại giám sát khu vực nhất định ở kính chắn gió trước. Khi phát hiện hơi nước hoặc bụi bẩn, hệ thống sẽ kích hoạt cần gạt nước làm sạch kính.
Với độ bụi bẩn và hơi nước ở Việt Nam, hệ thống này có lẽ sẽ hoạt động hết công suất. Đó là chưa kể đến trường hợp hệ thống quá nhạy cảm, chỉ một đêm mây mù cũng khiến nó bất ngờ khởi động cần gạt, gây phiền phức cho người sử dụng.
(AutoPro) - Sở hữu một chiếc xe hiện đại, nhiều trang bị tiện ích là mơ ước của nhiều chủ xe. Nhưng ở Việt Nam, hiện đại quá đôi khi lại gây ra những bất tiện “khóc dở mếu dở’.
Tủ lạnh mini trên xe
Trong những ngày nóng nực, hay với những chuyến dã ngoại, đây có thể coi là một thiết bị rất hữu dụng bởi sẽ giúp bạn giữ được thức ăn và đồ uống trong thời gian khá lâu. Loại tủ lạnh này sử dụng điện nguồn ắc-quy ngay trong chính xe bạn, giữ được đồ uống lạnh tới 4.50 C. Tuy nhiên, với Việt Nam, thiết bị này có vẻ không mấy phát huy được tác dụng, do một số nguyên nhân mà người sử dụng đã phản hồi như sau:
- Mất diện tích để đồ của xe, tăng tải nặng khiến tốn xăng hơn.
- Nhanh hỏng ăc-quy, trong khi giá ắc-quy không hề thấp.
- Lúc tắt máy thì tủ lạnh cũng tắt, lúc xe chạy tủ lạnh lại làm lạnh từ đầu gây bất tiện, phiền hà.
- Ko có chỗ thoát nhiệt ra ngoài, khoang xe sẽ nóng hơn, máy lạnh phải làm việc nhiều hơn mà vẫn ko đủ mát.
- Một số xe có sẵn khoang giữ lạnh. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ khoang giữ lạnh này lại kiêm luôn chức năng giữ nóng vào mùa hè, khi xe tắt máy. Đã có một số trường hợp các lon soda nổ tung trong khoang giữ nhiệt trên xe Dodge vào một ngày hè nắng nóng.
- Quán xá ở Việt Nam quá phổ biến, không “hiếm có khó tìm” như nước ngoài, giữ đồ uống trên xe đôi khi không cần thiết.
Cửa xe cảm ứng tự hạ xuống khi ngập nước
Đây là một tuỳ chọn rất hữu dụng, tăng tính an toàn cho người lái. Trong trường hợp lái xe lao xuống nước, cửa xe sẽ tự hạ xuống, giúp người lái thoát ra ngoài dễ dàng. Tuy nhiên, trận lụt vừa qua đã làm chủ xe Toyota Avalon “khóc dở mếu dở” do bị ngâm dưới hầm Mỹ Đình, xe ngập nước và kính tự mở, khiến toàn bộ nội thất chìm trong bùn đất và nước, hư hỏng nặng.
Công nghệ cảnh báo làn đường
Đối với thị trường Mỹ và Châu Âu, thiết bị này được coi là rất hữu dụng, đặc biệt đối với những tài xế bất cẩn, hay đi chệch làn đường. Hệ thống cảnh báo này sẽ dùng một camera để phát hiện các dải phân cách làn đường màu trắng hoặc vàng. Nếu xe chạy đè lên những dải phân cách này mà không có tín hiệu rẽ, hệ thống sẽ phát ra âm thanh cảnh báo người lái. Một số hệ thống khác còn tự động điều khiển phương tiện đi đúng là đường hoặc phanh lại.
Với tình trạng giao thông đô thị như ở Việt Nam, để chạy được xe thoát khỏi những khu phố đông như mắc cửi và tắc đường thường xuyên, có lẽ thiết bị cảnh cáo của bạn sẽ rung kêu liên tục và người lái có nguy cơ ...mắc bệnh về tai nếu cứ để hệ thống hoạt động.
Công nghệ chống va chạm/Hệ thống kiểm soát hành trình thông minh ACC
ACC và công nghệ chống va chạm sẽ xác định và điều chỉnh khoảng cách và độ gần của xe đối với xe trước hay các vật cản khác. Đây là công nghệ nhắm tới tăng độ an toàn cho người lái. Nếu hệ thống cho rằng xe không phanh kịp, nó sẽ tự động báo hiệu bằng đèn nháy, ghế rung, xiết chặt đai an toàn, vv. Nếu vẫn không có kết quả, một số hệ thống sẽ tự động phanh lại để giảm thiểu thiệt hại.
Công nghệ này sẽ phát huy tác dụng khi bạn chạy xe trên đường cao tốc, nhưng có lẽ không nên “mơ tưởng” tới việc sử dụng nó khi chạy nội thành. Lấy đoạn ngã tư Chùa Bộc làm ví dụ, giờ cao điểm xe nọ và xe kia khoảng cách có thể đo bằng...centimet. Khởi động hệ thống này, bạn sẽ bị rung ghế, siết đai, đèn nháy liên tục và phanh dúi dụi, có lẽ đến tối cũng chưa thể về đến nhà.
Hệ thống điều khiển iDrive của BMW
Hệ thống iDrive của BMW với chữ “i”- intelligent trong tên gọi của nó đã bị hiểu thành “irritating- gây khó chịu”, do nổi tiếng là khó sử dụng và gây phiền phức, vì có quá nhiều menu phụ mà không có một “đường tắt” để hiển thị ngay màn hình điều khiển cần tới, cũng không có nút bấm cho phép quay trở lại màn hình trước. Trên nhiều mẫu xe, hệ thống chỉ hiện duy nhất biển đường nằm ngang, bất kể hướng của đường đó thế nào. Thêm vào đó, để xem được bản đồ trên màn hình, việc vặn núm điều khiển khá phức tạp, không thân thiện với người sử dụng.
Gạt nước cảm biến mưa
Trang bị cao cấp này đã xuất hiện trên nhiều xe giá cả “bình dân” hơn, như Toyota Avalon. Hệ thống này sử dụng các cảm biến hồng ngoại giám sát khu vực nhất định ở kính chắn gió trước. Khi phát hiện hơi nước hoặc bụi bẩn, hệ thống sẽ kích hoạt cần gạt nước làm sạch kính.
Với độ bụi bẩn và hơi nước ở Việt Nam, hệ thống này có lẽ sẽ hoạt động hết công suất. Đó là chưa kể đến trường hợp hệ thống quá nhạy cảm, chỉ một đêm mây mù cũng khiến nó bất ngờ khởi động cần gạt, gây phiền phức cho người sử dụng.
Những điều cần nên tránh khi mua xe
Với một quyết định quan trọng như mua xe, dưới đây là những điều người mua xe nên tránh.
(AutoPro) - Với đa phần người Việt, ô tô không chỉ là phương tiện mà đôi khi còn là cả gia sản.
1. Quá thích một mẫu xe nào đó!
Hãy bỏ qua xúc cảm nhất thời khi bạn tiêu vài chục ngàn USD cho một chiếc xe "nhìn đẹp", "nghe hay". Rất có thể xúc cảm sẽ làm bạn mờ mắt mà quên đi có những xe có thế phù hợp hơn. Hãy xem xét, tham khảo các đánh giá xe, độ an toàn và giá xe trước khi đi mua. . Một việc nên làm là so sánh các mẫu và tìm hiểu thật kỹ nhu cầu của mình. Nếu tỉnh táo, bạn sẽ tránh được "cạm bậy" của người bán xe ranh mãnh và bạn sẽ còn nhiều thời gian cho xúc cảm sau khi mua xe!
2. Bỏ qua lái thử
Lái thử là bước quan trọng trong quá trình mua xe. Một số xe có thể rất hấp dẫn trên báo, tờ rơi quảng cáo hay bảng thông số - nhưng việc cầm lái thực tế sẽ chỉ cho bạn thấy nhiều khi xe đó hoàn toàn không như bạn nghĩ và cũng chẳng phù hợp với nhu cầu của bạn hay gia đình.
Không ai muốn sẽ phát hiện một cái dở của xe sau khi mua. Thế nhưng đáng ngạc nhiên là đa phần mọi người mua xe hiếm khi lái thử! Hãy dành 30 - 45 phút tìm hiểu và lái thử chiếc xe bạn đang cân nhắc còn hơn sẽ phải hậm hực "sống chung với lũ" sau khi đặt bút ký mua xe - "bút sa gà chết"!
3. Mặc cả từ giá niêm yết hay giá được chào
Đừng xem giá niêm yết là mốc để mặc cả. Người bán xe khôn ngoan, bao gồm cả nhà sản xuất và đại lý xe ở Việt Nam, thường đưa ra mức giá hời "bớt hẳn cho anh chị 300, 500 USD!" so với giá niêm yết. Nhưng thực tế - trừ khi những mẫu xe đắt hàng, phải xếp hàng trước - với điều kiện thị trường Việt Nam hiện nay, bạn có thể luôn luôn có được giá hời từ các đại lý.
Một mánh nhỏ, hãy hỏi thông tin từ một số người mới mua và mặc cả dưới mức giá đó!
4. Quá bận tâm với tiền vay
Một số ngân hàng Việt Nam chỉ cho vay tối đa 50% giá trị xe; nhưng cũng một số ngân hàng cho vay tới 70%, các đại lý khôn khéo thường đánh đúng tâm lý người mua bằng cách hứa hẹn sẽ làm mọi thủ tục vay một cách nhanh nhất với số % lớn nhất có thể. Nếu người mua chỉ muốn bỏ 30% tiền mua xe nhưng không tìm hiểu kỹ sẽ rất dễ bị các đại lý bắt bài và rất có thể họ sẽ mua một chiếc xe không phù hợp với nhu cầu. Hãy nhớ, bạn sẽ là người trả tiền lãi hàng tháng, còn các đại lý chẳng mất xu nào!
5. Mua vì giá hời thay vì mua xe đúng nhu cầu
Được giảm giá hay khuyến mãi nhiều không có nghĩa bạn nên mua xe đó. Chiếc xe sẽ phục vụ bạn - đây không phải đơn giản là một thương vụ "béo bở" - do vậy, hãy chọn đúng xe bạn cần. Nếu như mua xe cho gia đình đông người, hãy chọn những mẫu xe 7, 9 chỗ nhất định; nếu xe đi công trường, đường xấu, hãy chọn xe gầm cao; nếu muốn tiết kiệm hãy đi xe động cơ dung tích nhỏ hoặc diesel.
Nên nhớ, giá hời cũng như yếu tố xe giữ giá, xe có "tiếng tốt" không phải là điều bạn cần khi sử dụng hàng ngày.
6. Bỏ qua những tính năng an toàn quan trọng
Ổn định xe điện tử ESP, phanh chống bó cứng ABS, hệ thống túi khí là những trang bị đáng tiền nhưng không ít người mua bỏ qua. Xét ở điều kiện thường, sẽ không có sự khác biệt giữa các mẫu xe; tuy nhiên, khi xảy ra sự cố những tính năng an toàn hiện đại mới thật sự hữu dụng. Đặc biệt với các xe gầm cao, hệ thống ổn định xe điện tử ESP sẽ loại bỏ được rất nhiều khả năng xe lật.
Nếu như ngân sách cho phép, hãy chọn những mẫu xe có tính năng an toàn cao nhất có thể. Hệ thống túi khí bên, túi khí bảo vệ đầu, bảo vệ chân...vv, tưởng như phù phiếm nhưng thực sự quan trọng trong các vụ đâm ngang xe.
7. Phí tiền vào những phụ kiện không cần thiết
Đi mua xe mới luôn là điều phấn khích cho tất cả mọi người; và hơn ai hết, các đại lý hiểu rõ điều đó. Do vậy, đừng phí tiền vào những phụ kiện bạn sẽ không bao giờ dùng đến hoặc ít tác dụng. Một số ví dụ: nếu bạn không thường xuyên đi xa với nhiều hành lý, đừng lắp thêm giá nóc; lắp cản trước sau inox hiếm khi giúp giảm thiểu va chạm trên đường phố nhưng thực tế sẽ làm giảm góc tiếp, góc thoát của xe; lắp bậc lên xuống xe sẽ làm giảm chiều cao của gầm, thêm khó khăn khi xe đi đường xấu.
(AutoPro) - Với đa phần người Việt, ô tô không chỉ là phương tiện mà đôi khi còn là cả gia sản.
1. Quá thích một mẫu xe nào đó!
Hãy bỏ qua xúc cảm nhất thời khi bạn tiêu vài chục ngàn USD cho một chiếc xe "nhìn đẹp", "nghe hay". Rất có thể xúc cảm sẽ làm bạn mờ mắt mà quên đi có những xe có thế phù hợp hơn. Hãy xem xét, tham khảo các đánh giá xe, độ an toàn và giá xe trước khi đi mua. . Một việc nên làm là so sánh các mẫu và tìm hiểu thật kỹ nhu cầu của mình. Nếu tỉnh táo, bạn sẽ tránh được "cạm bậy" của người bán xe ranh mãnh và bạn sẽ còn nhiều thời gian cho xúc cảm sau khi mua xe!
2. Bỏ qua lái thử
Lái thử là bước quan trọng trong quá trình mua xe. Một số xe có thể rất hấp dẫn trên báo, tờ rơi quảng cáo hay bảng thông số - nhưng việc cầm lái thực tế sẽ chỉ cho bạn thấy nhiều khi xe đó hoàn toàn không như bạn nghĩ và cũng chẳng phù hợp với nhu cầu của bạn hay gia đình.
Không ai muốn sẽ phát hiện một cái dở của xe sau khi mua. Thế nhưng đáng ngạc nhiên là đa phần mọi người mua xe hiếm khi lái thử! Hãy dành 30 - 45 phút tìm hiểu và lái thử chiếc xe bạn đang cân nhắc còn hơn sẽ phải hậm hực "sống chung với lũ" sau khi đặt bút ký mua xe - "bút sa gà chết"!
3. Mặc cả từ giá niêm yết hay giá được chào
Đừng xem giá niêm yết là mốc để mặc cả. Người bán xe khôn ngoan, bao gồm cả nhà sản xuất và đại lý xe ở Việt Nam, thường đưa ra mức giá hời "bớt hẳn cho anh chị 300, 500 USD!" so với giá niêm yết. Nhưng thực tế - trừ khi những mẫu xe đắt hàng, phải xếp hàng trước - với điều kiện thị trường Việt Nam hiện nay, bạn có thể luôn luôn có được giá hời từ các đại lý.
Một mánh nhỏ, hãy hỏi thông tin từ một số người mới mua và mặc cả dưới mức giá đó!
4. Quá bận tâm với tiền vay
Một số ngân hàng Việt Nam chỉ cho vay tối đa 50% giá trị xe; nhưng cũng một số ngân hàng cho vay tới 70%, các đại lý khôn khéo thường đánh đúng tâm lý người mua bằng cách hứa hẹn sẽ làm mọi thủ tục vay một cách nhanh nhất với số % lớn nhất có thể. Nếu người mua chỉ muốn bỏ 30% tiền mua xe nhưng không tìm hiểu kỹ sẽ rất dễ bị các đại lý bắt bài và rất có thể họ sẽ mua một chiếc xe không phù hợp với nhu cầu. Hãy nhớ, bạn sẽ là người trả tiền lãi hàng tháng, còn các đại lý chẳng mất xu nào!
5. Mua vì giá hời thay vì mua xe đúng nhu cầu
Được giảm giá hay khuyến mãi nhiều không có nghĩa bạn nên mua xe đó. Chiếc xe sẽ phục vụ bạn - đây không phải đơn giản là một thương vụ "béo bở" - do vậy, hãy chọn đúng xe bạn cần. Nếu như mua xe cho gia đình đông người, hãy chọn những mẫu xe 7, 9 chỗ nhất định; nếu xe đi công trường, đường xấu, hãy chọn xe gầm cao; nếu muốn tiết kiệm hãy đi xe động cơ dung tích nhỏ hoặc diesel.
Nên nhớ, giá hời cũng như yếu tố xe giữ giá, xe có "tiếng tốt" không phải là điều bạn cần khi sử dụng hàng ngày.
6. Bỏ qua những tính năng an toàn quan trọng
Ổn định xe điện tử ESP, phanh chống bó cứng ABS, hệ thống túi khí là những trang bị đáng tiền nhưng không ít người mua bỏ qua. Xét ở điều kiện thường, sẽ không có sự khác biệt giữa các mẫu xe; tuy nhiên, khi xảy ra sự cố những tính năng an toàn hiện đại mới thật sự hữu dụng. Đặc biệt với các xe gầm cao, hệ thống ổn định xe điện tử ESP sẽ loại bỏ được rất nhiều khả năng xe lật.
Nếu như ngân sách cho phép, hãy chọn những mẫu xe có tính năng an toàn cao nhất có thể. Hệ thống túi khí bên, túi khí bảo vệ đầu, bảo vệ chân...vv, tưởng như phù phiếm nhưng thực sự quan trọng trong các vụ đâm ngang xe.
7. Phí tiền vào những phụ kiện không cần thiết
Đi mua xe mới luôn là điều phấn khích cho tất cả mọi người; và hơn ai hết, các đại lý hiểu rõ điều đó. Do vậy, đừng phí tiền vào những phụ kiện bạn sẽ không bao giờ dùng đến hoặc ít tác dụng. Một số ví dụ: nếu bạn không thường xuyên đi xa với nhiều hành lý, đừng lắp thêm giá nóc; lắp cản trước sau inox hiếm khi giúp giảm thiểu va chạm trên đường phố nhưng thực tế sẽ làm giảm góc tiếp, góc thoát của xe; lắp bậc lên xuống xe sẽ làm giảm chiều cao của gầm, thêm khó khăn khi xe đi đường xấu.
Ích lợi của lốp xe không săm
Lốp không săm được phát minh từ năm 1903 nhưng mãi đến năm 1954, nhà sản xuất xe hơi Mỹ Packard (đã ngừng sản xuất từ 1958) mới đưa được vào sản xuất đại trà. Tuy nhiên, lốp không săm cũng chỉ mới du nhập vào Việt Nam khoảng năm 13 năm trước đây theo một số xe Camry nhập Mỹ và một vài mác xe "tư bản" khác.
(AutoPro) - Hiện tại tất cả các loại xe con trên thị trường đều đã sử dụng lốp không săm. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng biết những tiện lợi mà lốp không săm có thể mang lại.
Lốp không săm chỉ bắt đầu phổ biến rộng rãi tại Việt Nam trong khoảng 5 năm trở lại đây. Cho đến nay ngoại trừ các xe trọng tải lớn, gần như không còn chiếc xe nào trong dòng xe hạng nhỏ sử dụng lốp có săm. Cùng AutoPro phân tích tại sao lốp không săm lại được "chuộng" như vậy.
Cấu tạo
Đối với lốp có săm trong điều kiện hoạt động ở cường độ cao, độ ma sát của lốp với đường tăng cao sinh nhiệt năng lớn. Lý do chủ yếu vì bề mặt mặt ngoài của săm tiếp xúc với bề mặt trong của lốp sẽ tạo ma sát khi xe chuyển động và sinh nhiệt. Chính vì thế nhiệt độ sẽ tăng lên cho cả lốp và săm trong điều kiện hoạt động nặng tải và thời gian dài.
Nhiệt độ cao là nguyên nhân gây lão hóa, giảm tuổi thọ của lốp có săm. Trong khi đó, lốp không săm được cấu tạo dầy hơn nhưng chỉ là một lớp lốp nên loại bỏ được yếu tố ma sát sinh nhiệt do có săm. Hơn nữa, phía mặt trong của lốp không săm được phủ một lớp chịu nhiệt và chống thẩm thấu không khí điều đó khiến cho lốp không săm thất thoát hơi chậm hơn.
Trong các trường hợp xe vận hành với tốc độ cao hoặc khi xe nghiêng vào cua, kết cấu má lốp của lốp không săm do được thiết kế để tránh biến dạng nhiều sẽ giúp xe hoạt động êm ái và ổn định hơn.
Kết cấu má lốp của lốp có săm (dưới) ổn định và đàn hồi tốt hơn có săm (trên)
Ngoài ra, lốp có săm do ma sát sinh ra giữa lốp và săm nên làm tổn hao năng lượng nhiều hơn dẫn đến việc xe sẽ tốn nhiên liệu hơn. Các nghiên cứu của các hãng lốp hàng đầu như Dunlop, Michelin còn chỉ ra rằng lốp không săm có khả năng tiết kiệm nhiên liệu do có chỉ số lực cản lăn và độ rung nhỏ hơn rất nhiều so với lốp có săm - do cân bằng động của lốp có săm kém vì kết cấu phức tạp trong khi lốp không săm là một khối thống nhất, chế tạo dễ đạt tính chính xác hơn.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với anh Dũng, Giám đốc đại lý Michelin Ngọc Khánh. Anh Dũng cho biết:
“Độ chênh lệch số vòng quay trên cùng một quãng đường cố định của lốp có săm và không có săm gọi là độ ba-ti-lê. Ví dụ: Để đi hết một quãng đường lốp phải quay hết 100 vòng trên lý thuyết mới hoàn thành. Nhưng thực tế lốp có săm quay chỉ được có 95 vòng nhưng đồng hồ công-tơ-mét vẫn báo là xe đã hoàn thành đúng đoạn đường có khoảng cách đó. Nhưng với lốp không săm, số vòng quay sẽ cao hơn vào khoảng 98, 99 vòng. Như vậy trong cùng một lượng nhiên liệu bỏ ra lốp không săm đạt hiệu quả cao hơn. Cá biệt trong một số cuộc thử nghiệm gần đây trên xe tải, xe buýt cho thấy: Lốp bố thép không săm tiết kiệm nhiên liệu cho xe tải đến 12,73%, xe buýt là 16,96% so với lốp có săm”.
Anh Dũng cho biết thêm: “Lốp có săm có 2 ưu điểm hiện tại ở Việt Nam là: Thứ nhất là khả năng chở nặng. Hầu hết các xe trọng tải lớn ở Việt Nam hiện tại vẫn đang dùng lốp có săm. Các quy định ở Việt Nam về việc chở quá tải còn khá lỏng lẻo dẫn đến tình trạng hầu hết các xe trọng tải lớn đều chở quá quy định. Dẫn đến lốp có săm là sự lựa chọn hoàn hảo cho việc này. Một chiếc lốp có săm có thể chở quá trọng lượng cho phép đến 4, 5 lần. Ngoài ra, thêm 1 lý do nữa là rẻ tiền hơn”.
An toàn
Mặc dù khá nhiều lợi thế nhưng chi phí sản xuất vành đúc la-răng đạt tiêu chuẩn giữ hơi tốt sẽ khiến giá thành la răng lớn hơn trước kia
Các trường hợp rủi ro nhất đối với lốp chủ yếu là do dính đinh và các vật nhọn.
Đối với lốp có săm sau khi dính đinh thường hết hơi rất nhanh; ở các trường hợp xe chạy tốc độ cao nếu lốp thủng sẽ đặc biệt nguy hiểm do vết đinh bị ngoáy rộng vì sự xê dịch giữa lốp và săm khiến lốp hết hơi nhanh chóng.
Ngược lại, với lốp không săm, đinh luôn được găm luôn ở lốp và gây thất thoát hơi rất ít khiến cho quá trình xuống hơi rất chậm đủ khoảng thơi gian an toàn để lái xe có thể làm chủ tình huống. Trong hầu hết trường hợp, lái xe còn có thể đi chiếc lốp đã dính đinh đến nơi vá lốp.
Lưu ý: Khi phát hiện lốp xe không săm bị dính đinh, đừng rút đinh; cứ để nguyên và đi bình thường đến nơi gần nhất có thể vá lốp. Lốp không săm có thể vận hành với áp suất hơi thấp hơn rất nhiều so với loại có săm và sẽ không xảy ra tình trạng vò lốp như ở lốp có săm.
(AutoPro) - Hiện tại tất cả các loại xe con trên thị trường đều đã sử dụng lốp không săm. Tuy nhiên, không hẳn ai cũng biết những tiện lợi mà lốp không săm có thể mang lại.
Lốp không săm chỉ bắt đầu phổ biến rộng rãi tại Việt Nam trong khoảng 5 năm trở lại đây. Cho đến nay ngoại trừ các xe trọng tải lớn, gần như không còn chiếc xe nào trong dòng xe hạng nhỏ sử dụng lốp có săm. Cùng AutoPro phân tích tại sao lốp không săm lại được "chuộng" như vậy.
Cấu tạo
Đối với lốp có săm trong điều kiện hoạt động ở cường độ cao, độ ma sát của lốp với đường tăng cao sinh nhiệt năng lớn. Lý do chủ yếu vì bề mặt mặt ngoài của săm tiếp xúc với bề mặt trong của lốp sẽ tạo ma sát khi xe chuyển động và sinh nhiệt. Chính vì thế nhiệt độ sẽ tăng lên cho cả lốp và săm trong điều kiện hoạt động nặng tải và thời gian dài.
Nhiệt độ cao là nguyên nhân gây lão hóa, giảm tuổi thọ của lốp có săm. Trong khi đó, lốp không săm được cấu tạo dầy hơn nhưng chỉ là một lớp lốp nên loại bỏ được yếu tố ma sát sinh nhiệt do có săm. Hơn nữa, phía mặt trong của lốp không săm được phủ một lớp chịu nhiệt và chống thẩm thấu không khí điều đó khiến cho lốp không săm thất thoát hơi chậm hơn.
Trong các trường hợp xe vận hành với tốc độ cao hoặc khi xe nghiêng vào cua, kết cấu má lốp của lốp không săm do được thiết kế để tránh biến dạng nhiều sẽ giúp xe hoạt động êm ái và ổn định hơn.
Kết cấu má lốp của lốp có săm (dưới) ổn định và đàn hồi tốt hơn có săm (trên)
Ngoài ra, lốp có săm do ma sát sinh ra giữa lốp và săm nên làm tổn hao năng lượng nhiều hơn dẫn đến việc xe sẽ tốn nhiên liệu hơn. Các nghiên cứu của các hãng lốp hàng đầu như Dunlop, Michelin còn chỉ ra rằng lốp không săm có khả năng tiết kiệm nhiên liệu do có chỉ số lực cản lăn và độ rung nhỏ hơn rất nhiều so với lốp có săm - do cân bằng động của lốp có săm kém vì kết cấu phức tạp trong khi lốp không săm là một khối thống nhất, chế tạo dễ đạt tính chính xác hơn.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc phỏng vấn với anh Dũng, Giám đốc đại lý Michelin Ngọc Khánh. Anh Dũng cho biết:
“Độ chênh lệch số vòng quay trên cùng một quãng đường cố định của lốp có săm và không có săm gọi là độ ba-ti-lê. Ví dụ: Để đi hết một quãng đường lốp phải quay hết 100 vòng trên lý thuyết mới hoàn thành. Nhưng thực tế lốp có săm quay chỉ được có 95 vòng nhưng đồng hồ công-tơ-mét vẫn báo là xe đã hoàn thành đúng đoạn đường có khoảng cách đó. Nhưng với lốp không săm, số vòng quay sẽ cao hơn vào khoảng 98, 99 vòng. Như vậy trong cùng một lượng nhiên liệu bỏ ra lốp không săm đạt hiệu quả cao hơn. Cá biệt trong một số cuộc thử nghiệm gần đây trên xe tải, xe buýt cho thấy: Lốp bố thép không săm tiết kiệm nhiên liệu cho xe tải đến 12,73%, xe buýt là 16,96% so với lốp có săm”.
Anh Dũng cho biết thêm: “Lốp có săm có 2 ưu điểm hiện tại ở Việt Nam là: Thứ nhất là khả năng chở nặng. Hầu hết các xe trọng tải lớn ở Việt Nam hiện tại vẫn đang dùng lốp có săm. Các quy định ở Việt Nam về việc chở quá tải còn khá lỏng lẻo dẫn đến tình trạng hầu hết các xe trọng tải lớn đều chở quá quy định. Dẫn đến lốp có săm là sự lựa chọn hoàn hảo cho việc này. Một chiếc lốp có săm có thể chở quá trọng lượng cho phép đến 4, 5 lần. Ngoài ra, thêm 1 lý do nữa là rẻ tiền hơn”.
An toàn
Mặc dù khá nhiều lợi thế nhưng chi phí sản xuất vành đúc la-răng đạt tiêu chuẩn giữ hơi tốt sẽ khiến giá thành la răng lớn hơn trước kia
Các trường hợp rủi ro nhất đối với lốp chủ yếu là do dính đinh và các vật nhọn.
Đối với lốp có săm sau khi dính đinh thường hết hơi rất nhanh; ở các trường hợp xe chạy tốc độ cao nếu lốp thủng sẽ đặc biệt nguy hiểm do vết đinh bị ngoáy rộng vì sự xê dịch giữa lốp và săm khiến lốp hết hơi nhanh chóng.
Ngược lại, với lốp không săm, đinh luôn được găm luôn ở lốp và gây thất thoát hơi rất ít khiến cho quá trình xuống hơi rất chậm đủ khoảng thơi gian an toàn để lái xe có thể làm chủ tình huống. Trong hầu hết trường hợp, lái xe còn có thể đi chiếc lốp đã dính đinh đến nơi vá lốp.
Lưu ý: Khi phát hiện lốp xe không săm bị dính đinh, đừng rút đinh; cứ để nguyên và đi bình thường đến nơi gần nhất có thể vá lốp. Lốp không săm có thể vận hành với áp suất hơi thấp hơn rất nhiều so với loại có săm và sẽ không xảy ra tình trạng vò lốp như ở lốp có săm.
Chọn và sử dụng dầu máy xe ô tô đúng cách
Dầu máy có tác dụng bôi trơn, làm mát, làm kín, duy trì độ ổn định trong vận hành của động cơ. Với loại dầu kém chất lượng chỉ cần sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn và điều kiện vận hành cao sẽ cho sinh nhiệt lớn trong động cơ và tạo carbon đóng cặn. Một loại dầu tốt thì khả năng sinh cặn phải thấp.
(AutoPro) – Chúng ta vẫn biết thay dầu luôn là việc phải làm định kỳ với ô tô, nhưng không phải ai cũng biết chọn, sử dụng loại dầu phù hợp cho chiếc xe của mình. Cùng AutoPro tìm hiểu và đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.
Thế nào là dầu đạt tiêu chuẩn
Ngoài ra, độ nhớt cũng là một yếu tố quan trọng. Thông thường, loại dầu có độ nhớt ổn định trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau thì là loại dầu tốt. Có thể đơn cử ví dụ ở xe máy: Trước kia, trên các dòng xe máy có động cơ công suất nhỏ ví dụ như Honda Dream. Nếu chúng ra sử dụng loại dầu máy kém chất lượng thì máy sẽ trở nên ì hơn và tạo tiếng kêu từ động cơ sau khi chạy một quãng đường dài khoảng 200km. Nguyên nhân là do nhiệt độ động cơ tăng cao, dầu loãng ra không đủ độ nhờn cần thiết cho các bộ phận trong động cơ và phát ra tiếng kêu từ đầu bò. Hay như vào mùa đông, bạn cảm thấy máy hoạt động không trơn tru khi mới nổ máy. Nguyên nhân là vì dầu bị lạnh, đông cứng hơn mức cho phép, khiến cho quá trình dẫn dầu lên động cơ không trơn tru.
Dầu thô được khai thác tại các mỏ dầu lên được các nhà sản xuất dầu chế biến thêm các chất phụ gia khác để làm mát, làm sạch động cơ ,chống oxi hoá, mài mòn,v.v.. Đây cũng là những yếu tố khẳng định chất lượng của dầu.
Việc sử dụng dầu nhớt đúng yêu cầu về chất lượng và phù hợp với động cơ xe sẽ giúp tránh được các hư hỏng, kéo dài tuổi thọ động cơ và giảm chi phí bảo dưỡng sửa chữa.
Thước đo dầu là dụng cụ duy nhất để kiểm tra độ dầu
Có mấy loại dầu cơ bản tại Việt Nam hiện tại?
- Dầu đơn cấp:
Đây là loại dầu sử dụng phụ thuộc vào các điều kiện nhiệt độ khác nhau. Ví dụ: vào mùa đông bạn sẽ phải chọn loại dầu không bị đông, đảm bảo độ nhớt cần thiết cho động cơ trong điều kiện nhiệt độ thấp. Tương tự bạn sẽ phải chọn loại dầu phù hợp trong điều kiến nhiệt độ cao.
Trong điều kiện thời tiết nhiệt đới, nóng ẩm bốn mùa như Việt Nam thì đây là loại dầu không phù hợp.
- Dầu đa cấp:
Nhà sản xuất sau khi chưng cất đã sử dụng dây chuyền sản xuất riêng biệt, thêm vào các chất phụ gia khiến cho loại dầu này trở nên thích nghi với điều kiện thời tiết và nhiệt độ tốt hơn nhiều dầu đơn cấp (cho phép trong khoảng -30 độ C đến 60, 70 độ C).
Hiện tại, hầu hết các dòng xe con tại Việt Nam sử dụng loại dầu này. Đơn cử một số loại như: Mobil Super XHP 20W50, Special 20W50, một số dầu sử dụng cho xe máy động cơ 4 thì của Castrol Active 4T, Go 4T, GTX cho xe con và HD 40 cho xe trọng tải lớn như xe tải.
Tất nhiên với một sản phẩm tốt hơn bạn sẽ phải bỏ ra nhiều tiền hơn, khoảng 350.000 đồng đến 700.000 đồng cho can 4 lít.
- Dầu tổng hợp
Hiện tại, đây được cho là loại dầu sản xuất với công nghệ tốt nhất cho xe động cơ xăng. Dầu được sản xuất, pha chế trong điều kiện, thông số riêng do chính con người tự thiết lập. Vì lẽ đó, loại dầu này cũng có độ bền nhiệt rất cao (khoảng từ -50 độ C đến 600 độ C vẫn cho độ nhớt ở mức gần như không đổi). Ngoài ra, nhà sản xuất cũng cho thêm các chất phụ gia khác giúp làm sạch động cơ ,chống oxi hoá ,cũng như giúp tẩy rửa và phân tán,chống mài mòn ,tạo cặn.
Anh Đỗ Anh Tuấn, giám đốc GM Deawoo Ngọc Khánh cho biết: “ Dầu tổng hợp bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam được khoảng 4 năm và được khách hàng khá hưởng ứng đặc biệt các khách hàng sử dụng xe sang như Mercedes, BMW, Audi,v..v. Trên thế giới, trong các cuộc đua công thức 1 khắc nghiệt thì dầu tổng hợp là lựa chọn bắt buộc cho động cơ.
Ví dụ: Dầu nhờn tổng hợp cho xe chạy xăng Mobil 1 có giá bán lẻ khoảng: 913.000/can 4L cho ô tô và 248.000/can 1L cho xe máy. Bạn sẽ đi được khoảng 12.000 đến 15.000 km tùy điều kiện đường xá mới phải thay. Và đây cũng là loại dầu được coi là thân thiện với môi trường nhờ chu kỳ thay dầu lâu hơn.
Ngoài ra, cũng có vài thương hiệu khác như Castrol (chủ yếu dầu xe máy), Caltex, BP (chủ yếu về dầu Công Nghiệp)”.
Lời khuyên của AutoPro
- Đổ ít không tốt đổ nhiều cũng không xong: Nếu dầu quá ít bơm dầu sẽ không đủ dầu để bôi trơn pit-tông và toàn bộ động cơ. Ngược lại, nếu bạn đổ quá nhiều mức cho phép gây sục dầu, ức chế động cơ cũng sẽ không tốt. Kinh nghiệm cho thấy bạn nên đổ quá mức tối thiểu một chút.
-Theo hệ thống phân loại của SAE (Hiệp hội Kỹ sư Ô tô Mỹ), đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là cặp số và chữ như 5W, 10W hay 15W, 20W dùng để chỉ khoảng nhiệt độ loại dầu đó có độ nhớt đủ để khởi động khi máy lạnh. Để xác định nhiệt độ thích hợp cho động cơ theo ký hiệu này, lấy 30 trừ đi các số đó theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W có thể cho phép khởi động động cơ ở âm 20 độ C, dầu 15W ở âm 15 độ C.
Dầu động cơ cho các nước xứ lạnh thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng tại Việt Nam đa phần là loại 15W hay 20W do đặc thù thời tiết Việt Nam không quá lạnh.
Đứng sau chữ "W" ở loại dầu đa cấp thường là số 40, 50 hoặc 60 - thông số chỉ khoảng độ nhớt ở 100 độ C của dầu; thông thường, số càng lớn thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, với các xe hoạt động trong điều kiện không quá khắc nghiệt thì chỉ số thích hợp ở khoảng 30, 40 hoặc 50.
Như vậy, không nhất thiết phải dùng những loại dầu có đầu 5W... hay 10W...( cho phép khởi động ở -25 độ C, -20 độ C) vì nhiệt độ Việt Nam không bao giờ xuống tới nhiệt độ này cả. Hay mức độ nhớt dưới ...W30, trên ...W50 thì cũng không thích hợp với điều kiện khí hậu, loại xe mà chúng ta hay sử dụng.
Lời khuyên cho ô-tô
-Sedan, hatchback: Toyota Camry, Mercedes C-Class, BMW 5, 3 series, Honda Civic, Toyota Yaris, GM-Daewoo ... bạn có thể lựa chọn 15W40 hoặc 20W40.
-SUV, xe đa dụng: Toyota Landcruiser, Lexus RX, Acura MDX, Ford Everest,.. bạn có thể chọn loại có độ nhớt đậm đặc hơn như 15W50 hay 20W50.
Xe máy
- Xe tay ga (Spacy, Dylan, SH, .....) thì chọn chỉ số là 10W40 hoặc 10W50 .
- Xe máy nằm ngang (Dream, Jupiter, wave apha, ....) thì chọn nhớt có chỉ số là 20W40 hoặc 20W50 .
- Xe máy đứng (Sonic, Exciter, Fx 125, Su GN125, hoặc một số moto có máy hình V, ....) thì chọn nhớt có chỉ số 15W40 hoặc 15W50.
- Dầu cho động cơ diesel bắt đầu bằng chữ C (Commerical category). Ví dụ: CH là loại hàng đầu hiện nay, CH-4 là loại phẩm cấp cao, CF là loại phổ thông, phù hợp cho hầu hết các loại xe chở người.
CH-4 - hiện đang thịnh hành, được tung ra thị trường năm 1998 cho các động cơ 4 thì tốc độ cao, CH-4 được thiết kế riêng để sử dụng với động cơ chạy diesel có hàm lượng sulfur đến 5%, có thể dùng thay dầu CD, CE, CF và CG4
CG-4 - hiện đang thịnh hành, được tung ra thị trường năm 1995 cho các động cơ 4 thì tốc độ cao, CG-4 được thiết kế riêng để sử dụng với động cơ chạy diesel có hàm lượng sulfur ít hơn 5%, có thể dùng thay dầu CD, CE, CF-4
CF-4 - hiện đang thịnh hành, được tung ra thị trường năm 1990 cho các động cơ 4 thì, có thể dùng thay dầu CD, CE
CE - đã lỗi thời, tung ra thị trường năm 1987 cho các động cơ 4 thì
Hiện tại trên thị trường cũng có nhiều loại dầu cho động cơ diesel, ví dụ: Mobil DELVAP.
- Tại thị trường Việt Nam, các nhà sản xuất vẫn đưa ra các lời khuyên cho người dùng phải dùng đúng loại dầu mà họ khuyến cáo khi vào “thay dầu hãng”. Tuy nhiên, đó chưa hẳn là loại tốt nhất vì nếu họ sử dụng dầu tốt thì sẽ có giá rất cao. Vì thế, nếu “yêu xe như con”, điều kiện khá giả, hãy chọn loại dầu tốt nhất cho mình như dầu tổng hợp chẳng hạn.
- Trung bình là 3000km thì bạn nên thay một lần. Cách một lần thay bạn lại thay lọc dầu một lần.
- Theo dõi sát sao mỗi khi thợ thay dầu đề phòng “đong” thiếu. Thông thường ở xe du lịch động cơ nhỏ lượng dầu máy là 4 lít.
- Nên chọn các tên tuổi nổi tiếng về dầu động cơ như: Mobil, Castrol, Caltex,…
- Nên chọn nơi uy tín để thay, không nên thay ở nhưng chỗ như rửa xe, hay chỉ chuyên sửa xe máy vì ở những xưởng bảo dưỡng lớn sẽ đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật.
(AutoPro) – Chúng ta vẫn biết thay dầu luôn là việc phải làm định kỳ với ô tô, nhưng không phải ai cũng biết chọn, sử dụng loại dầu phù hợp cho chiếc xe của mình. Cùng AutoPro tìm hiểu và đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.
Thế nào là dầu đạt tiêu chuẩn
Ngoài ra, độ nhớt cũng là một yếu tố quan trọng. Thông thường, loại dầu có độ nhớt ổn định trong nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau thì là loại dầu tốt. Có thể đơn cử ví dụ ở xe máy: Trước kia, trên các dòng xe máy có động cơ công suất nhỏ ví dụ như Honda Dream. Nếu chúng ra sử dụng loại dầu máy kém chất lượng thì máy sẽ trở nên ì hơn và tạo tiếng kêu từ động cơ sau khi chạy một quãng đường dài khoảng 200km. Nguyên nhân là do nhiệt độ động cơ tăng cao, dầu loãng ra không đủ độ nhờn cần thiết cho các bộ phận trong động cơ và phát ra tiếng kêu từ đầu bò. Hay như vào mùa đông, bạn cảm thấy máy hoạt động không trơn tru khi mới nổ máy. Nguyên nhân là vì dầu bị lạnh, đông cứng hơn mức cho phép, khiến cho quá trình dẫn dầu lên động cơ không trơn tru.
Dầu thô được khai thác tại các mỏ dầu lên được các nhà sản xuất dầu chế biến thêm các chất phụ gia khác để làm mát, làm sạch động cơ ,chống oxi hoá, mài mòn,v.v.. Đây cũng là những yếu tố khẳng định chất lượng của dầu.
Việc sử dụng dầu nhớt đúng yêu cầu về chất lượng và phù hợp với động cơ xe sẽ giúp tránh được các hư hỏng, kéo dài tuổi thọ động cơ và giảm chi phí bảo dưỡng sửa chữa.
Thước đo dầu là dụng cụ duy nhất để kiểm tra độ dầu
Có mấy loại dầu cơ bản tại Việt Nam hiện tại?
- Dầu đơn cấp:
Đây là loại dầu sử dụng phụ thuộc vào các điều kiện nhiệt độ khác nhau. Ví dụ: vào mùa đông bạn sẽ phải chọn loại dầu không bị đông, đảm bảo độ nhớt cần thiết cho động cơ trong điều kiện nhiệt độ thấp. Tương tự bạn sẽ phải chọn loại dầu phù hợp trong điều kiến nhiệt độ cao.
Trong điều kiện thời tiết nhiệt đới, nóng ẩm bốn mùa như Việt Nam thì đây là loại dầu không phù hợp.
- Dầu đa cấp:
Nhà sản xuất sau khi chưng cất đã sử dụng dây chuyền sản xuất riêng biệt, thêm vào các chất phụ gia khiến cho loại dầu này trở nên thích nghi với điều kiện thời tiết và nhiệt độ tốt hơn nhiều dầu đơn cấp (cho phép trong khoảng -30 độ C đến 60, 70 độ C).
Hiện tại, hầu hết các dòng xe con tại Việt Nam sử dụng loại dầu này. Đơn cử một số loại như: Mobil Super XHP 20W50, Special 20W50, một số dầu sử dụng cho xe máy động cơ 4 thì của Castrol Active 4T, Go 4T, GTX cho xe con và HD 40 cho xe trọng tải lớn như xe tải.
Tất nhiên với một sản phẩm tốt hơn bạn sẽ phải bỏ ra nhiều tiền hơn, khoảng 350.000 đồng đến 700.000 đồng cho can 4 lít.
- Dầu tổng hợp
Hiện tại, đây được cho là loại dầu sản xuất với công nghệ tốt nhất cho xe động cơ xăng. Dầu được sản xuất, pha chế trong điều kiện, thông số riêng do chính con người tự thiết lập. Vì lẽ đó, loại dầu này cũng có độ bền nhiệt rất cao (khoảng từ -50 độ C đến 600 độ C vẫn cho độ nhớt ở mức gần như không đổi). Ngoài ra, nhà sản xuất cũng cho thêm các chất phụ gia khác giúp làm sạch động cơ ,chống oxi hoá ,cũng như giúp tẩy rửa và phân tán,chống mài mòn ,tạo cặn.
Anh Đỗ Anh Tuấn, giám đốc GM Deawoo Ngọc Khánh cho biết: “ Dầu tổng hợp bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam được khoảng 4 năm và được khách hàng khá hưởng ứng đặc biệt các khách hàng sử dụng xe sang như Mercedes, BMW, Audi,v..v. Trên thế giới, trong các cuộc đua công thức 1 khắc nghiệt thì dầu tổng hợp là lựa chọn bắt buộc cho động cơ.
Ví dụ: Dầu nhờn tổng hợp cho xe chạy xăng Mobil 1 có giá bán lẻ khoảng: 913.000/can 4L cho ô tô và 248.000/can 1L cho xe máy. Bạn sẽ đi được khoảng 12.000 đến 15.000 km tùy điều kiện đường xá mới phải thay. Và đây cũng là loại dầu được coi là thân thiện với môi trường nhờ chu kỳ thay dầu lâu hơn.
Ngoài ra, cũng có vài thương hiệu khác như Castrol (chủ yếu dầu xe máy), Caltex, BP (chủ yếu về dầu Công Nghiệp)”.
Lời khuyên của AutoPro
- Đổ ít không tốt đổ nhiều cũng không xong: Nếu dầu quá ít bơm dầu sẽ không đủ dầu để bôi trơn pit-tông và toàn bộ động cơ. Ngược lại, nếu bạn đổ quá nhiều mức cho phép gây sục dầu, ức chế động cơ cũng sẽ không tốt. Kinh nghiệm cho thấy bạn nên đổ quá mức tối thiểu một chút.
-Theo hệ thống phân loại của SAE (Hiệp hội Kỹ sư Ô tô Mỹ), đối với dầu đa cấp, sau chữ SAE là cặp số và chữ như 5W, 10W hay 15W, 20W dùng để chỉ khoảng nhiệt độ loại dầu đó có độ nhớt đủ để khởi động khi máy lạnh. Để xác định nhiệt độ thích hợp cho động cơ theo ký hiệu này, lấy 30 trừ đi các số đó theo nhiệt độ âm. Ví dụ, dầu 10W có thể cho phép khởi động động cơ ở âm 20 độ C, dầu 15W ở âm 15 độ C.
Dầu động cơ cho các nước xứ lạnh thường là loại 5W, 10W, 15W nhưng tại Việt Nam đa phần là loại 15W hay 20W do đặc thù thời tiết Việt Nam không quá lạnh.
Đứng sau chữ "W" ở loại dầu đa cấp thường là số 40, 50 hoặc 60 - thông số chỉ khoảng độ nhớt ở 100 độ C của dầu; thông thường, số càng lớn thì độ nhớt càng lớn và ngược lại. Tuy nhiên, với các xe hoạt động trong điều kiện không quá khắc nghiệt thì chỉ số thích hợp ở khoảng 30, 40 hoặc 50.
Như vậy, không nhất thiết phải dùng những loại dầu có đầu 5W... hay 10W...( cho phép khởi động ở -25 độ C, -20 độ C) vì nhiệt độ Việt Nam không bao giờ xuống tới nhiệt độ này cả. Hay mức độ nhớt dưới ...W30, trên ...W50 thì cũng không thích hợp với điều kiện khí hậu, loại xe mà chúng ta hay sử dụng.
Lời khuyên cho ô-tô
-Sedan, hatchback: Toyota Camry, Mercedes C-Class, BMW 5, 3 series, Honda Civic, Toyota Yaris, GM-Daewoo ... bạn có thể lựa chọn 15W40 hoặc 20W40.
-SUV, xe đa dụng: Toyota Landcruiser, Lexus RX, Acura MDX, Ford Everest,.. bạn có thể chọn loại có độ nhớt đậm đặc hơn như 15W50 hay 20W50.
Xe máy
- Xe tay ga (Spacy, Dylan, SH, .....) thì chọn chỉ số là 10W40 hoặc 10W50 .
- Xe máy nằm ngang (Dream, Jupiter, wave apha, ....) thì chọn nhớt có chỉ số là 20W40 hoặc 20W50 .
- Xe máy đứng (Sonic, Exciter, Fx 125, Su GN125, hoặc một số moto có máy hình V, ....) thì chọn nhớt có chỉ số 15W40 hoặc 15W50.
- Dầu cho động cơ diesel bắt đầu bằng chữ C (Commerical category). Ví dụ: CH là loại hàng đầu hiện nay, CH-4 là loại phẩm cấp cao, CF là loại phổ thông, phù hợp cho hầu hết các loại xe chở người.
CH-4 - hiện đang thịnh hành, được tung ra thị trường năm 1998 cho các động cơ 4 thì tốc độ cao, CH-4 được thiết kế riêng để sử dụng với động cơ chạy diesel có hàm lượng sulfur đến 5%, có thể dùng thay dầu CD, CE, CF và CG4
CG-4 - hiện đang thịnh hành, được tung ra thị trường năm 1995 cho các động cơ 4 thì tốc độ cao, CG-4 được thiết kế riêng để sử dụng với động cơ chạy diesel có hàm lượng sulfur ít hơn 5%, có thể dùng thay dầu CD, CE, CF-4
CF-4 - hiện đang thịnh hành, được tung ra thị trường năm 1990 cho các động cơ 4 thì, có thể dùng thay dầu CD, CE
CE - đã lỗi thời, tung ra thị trường năm 1987 cho các động cơ 4 thì
Hiện tại trên thị trường cũng có nhiều loại dầu cho động cơ diesel, ví dụ: Mobil DELVAP.
- Tại thị trường Việt Nam, các nhà sản xuất vẫn đưa ra các lời khuyên cho người dùng phải dùng đúng loại dầu mà họ khuyến cáo khi vào “thay dầu hãng”. Tuy nhiên, đó chưa hẳn là loại tốt nhất vì nếu họ sử dụng dầu tốt thì sẽ có giá rất cao. Vì thế, nếu “yêu xe như con”, điều kiện khá giả, hãy chọn loại dầu tốt nhất cho mình như dầu tổng hợp chẳng hạn.
- Trung bình là 3000km thì bạn nên thay một lần. Cách một lần thay bạn lại thay lọc dầu một lần.
- Theo dõi sát sao mỗi khi thợ thay dầu đề phòng “đong” thiếu. Thông thường ở xe du lịch động cơ nhỏ lượng dầu máy là 4 lít.
- Nên chọn các tên tuổi nổi tiếng về dầu động cơ như: Mobil, Castrol, Caltex,…
- Nên chọn nơi uy tín để thay, không nên thay ở nhưng chỗ như rửa xe, hay chỉ chuyên sửa xe máy vì ở những xưởng bảo dưỡng lớn sẽ đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu về kỹ thuật.
Xếp hạng chất lượng xe năm 2008: xe Đức lên ngôi, xe Nhật tụt lùi!
Đánh giá này dựa trên thang điểm 5, với các tiêu chí: tính năng vận hành, sự thoải mái, phong cách, các tiêu điểm đáng chú ý, bảng điều khiển và các thiệt bị. Và tất nhiên là cả xếp hạng chung.
(AutoPro) - Hằng năm, JDPower đưa ra bảng xếp hạng xe do chuyên gia và người tiêu dùng bình chọn. Và bất ngờ lớn nhất năm nay là không có xe Nhật, Hàn nào trong top; trong khi đó 3 vị trí đầu bảng thuộc về Mercedes, Porsche và BMW!
Về xếp hạng chung, hẳn là kết quả năm nay sẽ khá bất ngờ, khi 4 hãng dẫn đầu với điểm 5 là Mercedes-Benz, Porsche, BMW và đặc biệt là Jaguar. Biểu tượng 1 thời của công nghiệp ô tô Anh có vẻ như đã tạo được lại phần nào vị thế trong mắt người tiêu dùng. Việc cả 3 hãng xe hạng sang của Đức chiếm vị trí đầu nhưng không có hãng Nhật nào đạt 5 điểm phản ánh xu thế người tiêu dùng có vẻ như đang ngả dần về phía chất lượng hơn là giá cả.
Trong cuộc chiến về tính năng vận hành, lực sĩ Porsche với 5 điểm nhận đồng giải nhất một cách rất trớ trêu với Mini! Điều đáng ngạc nhiên hơn là những biểu tượng cơ bắp như Dodge, người hùng của đua xe đường trường như Subaru hay hãng xe đa dụng lâu đời nhưu Jeep lại xếp chót trong mục này với 2 điểm mỗi hãng.
Gu cổ điển có vẻ đang lên ngôi khi chỉ có Porsche và Jaguar đạt tới điểm 5 về tiêu chí phong cách. Nhiều nhận định cho rằng Jaguar đang dần trẻ trung hơn với những mẫu như XKR và chiếc XF mới thay thế S-type già cỗi. Tuy vậy, lịch lãm và hoài cổ là 2 từ chưa bao giờ rời xa mác xe con báo. Còn Hyundai, bao gồm cả mác xe Kia, dù với nhiều tham vọng tại Mĩ và châu Âu, nhưng với điểm 2 cho cả 2 hãng, mục tiêu trên hẳn là còn xa khi châu Âu đầy những khách hàng cầu kì về thẩm mĩ.
Porsche Pamanera, dự định lấn sân của Porsche vào thị trường "coupe 4 cửa"
Sự mới mẻ từ Hyundai Genesis chưa đủ cho một phong cách
Jaguar XF
Về độ thoải mái tiện lợi, Porsche lại lần nữa đứng đầu. Giờ thì sự thăng hoa về doanh số của Porsch trong năm nay, cũng như sự lấn lướt của hãng này với VW hoàn toàn có lời giải thích hợp lí. Đứng ngang hàng với Porsche ở tiêu chí này là Mercedes-Benz, Land Rover và Lexus. Xe Nhật có vẻ vẫn bám được vào cái phao vững chắc vốn là của họ. Các hãng làm khó chịu người tiêu dùng nhất là Kia, Jeep, Suzuki, Subaru và cả Pontiac.
Cuối cùng là các trang thiết bị, nơi các hãng phô bày tài phối cảnh, điều hoàn toàn có thể cứu vãn cho các yếu kém nói trên. BMW, Lexus và Mercedes vẫn tiếp tục chứng tỏ khả năng trong lĩnh vực này với 5 điểm. Cadillac có lẽ sẽ là mác xe Mỹ làm mờ dần đi định kiến về sự thô mộc ít tinh tế của triết lí "cơ bắp" khi cũng đạt điểm tối đa. Và Jaguar với điểm 5 tại tiêu chí này có lẽ đã thực sự chứng tỏ sự lột xác của mình. Infiniti và Land Rover cũng được đánh giá xuất sắc với điểm tối đa.
Tổng kết chung, các hãng Hàn Quốc vẫn ở mức trung bình yếu, còn xa để vượt mặt những tay kì cựu. Những ông lớn về doanh số và sản lượng như Toyota và Honda dù chỉ đạt điểm 3 ở tất cả các tiêu chí nhưng có lẽ vậy là đủ để giữ vững ngôi vị trên thị trường. Túi tiền và độ tin cậy của xe hẳn là nhiều tính thuyết phục hơn tốc độ, phong cách và công nghệ.
Porsche thực sự sẽ là một đối thủ đáng gớm không những cho xe trong phân hạng, mà cho cả sân trên như Ferrari, Lamborghini, hay sân dưới như Mercedes, BMW, khi đang đưa ra hàng loạt mẫu mới, lấp đầy dần các chỗ trống trên các phân khúc thị trường.
(AutoPro) - Hằng năm, JDPower đưa ra bảng xếp hạng xe do chuyên gia và người tiêu dùng bình chọn. Và bất ngờ lớn nhất năm nay là không có xe Nhật, Hàn nào trong top; trong khi đó 3 vị trí đầu bảng thuộc về Mercedes, Porsche và BMW!
Về xếp hạng chung, hẳn là kết quả năm nay sẽ khá bất ngờ, khi 4 hãng dẫn đầu với điểm 5 là Mercedes-Benz, Porsche, BMW và đặc biệt là Jaguar. Biểu tượng 1 thời của công nghiệp ô tô Anh có vẻ như đã tạo được lại phần nào vị thế trong mắt người tiêu dùng. Việc cả 3 hãng xe hạng sang của Đức chiếm vị trí đầu nhưng không có hãng Nhật nào đạt 5 điểm phản ánh xu thế người tiêu dùng có vẻ như đang ngả dần về phía chất lượng hơn là giá cả.
Trong cuộc chiến về tính năng vận hành, lực sĩ Porsche với 5 điểm nhận đồng giải nhất một cách rất trớ trêu với Mini! Điều đáng ngạc nhiên hơn là những biểu tượng cơ bắp như Dodge, người hùng của đua xe đường trường như Subaru hay hãng xe đa dụng lâu đời nhưu Jeep lại xếp chót trong mục này với 2 điểm mỗi hãng.
Gu cổ điển có vẻ đang lên ngôi khi chỉ có Porsche và Jaguar đạt tới điểm 5 về tiêu chí phong cách. Nhiều nhận định cho rằng Jaguar đang dần trẻ trung hơn với những mẫu như XKR và chiếc XF mới thay thế S-type già cỗi. Tuy vậy, lịch lãm và hoài cổ là 2 từ chưa bao giờ rời xa mác xe con báo. Còn Hyundai, bao gồm cả mác xe Kia, dù với nhiều tham vọng tại Mĩ và châu Âu, nhưng với điểm 2 cho cả 2 hãng, mục tiêu trên hẳn là còn xa khi châu Âu đầy những khách hàng cầu kì về thẩm mĩ.
Porsche Pamanera, dự định lấn sân của Porsche vào thị trường "coupe 4 cửa"
Sự mới mẻ từ Hyundai Genesis chưa đủ cho một phong cách
Jaguar XF
Về độ thoải mái tiện lợi, Porsche lại lần nữa đứng đầu. Giờ thì sự thăng hoa về doanh số của Porsch trong năm nay, cũng như sự lấn lướt của hãng này với VW hoàn toàn có lời giải thích hợp lí. Đứng ngang hàng với Porsche ở tiêu chí này là Mercedes-Benz, Land Rover và Lexus. Xe Nhật có vẻ vẫn bám được vào cái phao vững chắc vốn là của họ. Các hãng làm khó chịu người tiêu dùng nhất là Kia, Jeep, Suzuki, Subaru và cả Pontiac.
Cuối cùng là các trang thiết bị, nơi các hãng phô bày tài phối cảnh, điều hoàn toàn có thể cứu vãn cho các yếu kém nói trên. BMW, Lexus và Mercedes vẫn tiếp tục chứng tỏ khả năng trong lĩnh vực này với 5 điểm. Cadillac có lẽ sẽ là mác xe Mỹ làm mờ dần đi định kiến về sự thô mộc ít tinh tế của triết lí "cơ bắp" khi cũng đạt điểm tối đa. Và Jaguar với điểm 5 tại tiêu chí này có lẽ đã thực sự chứng tỏ sự lột xác của mình. Infiniti và Land Rover cũng được đánh giá xuất sắc với điểm tối đa.
Tổng kết chung, các hãng Hàn Quốc vẫn ở mức trung bình yếu, còn xa để vượt mặt những tay kì cựu. Những ông lớn về doanh số và sản lượng như Toyota và Honda dù chỉ đạt điểm 3 ở tất cả các tiêu chí nhưng có lẽ vậy là đủ để giữ vững ngôi vị trên thị trường. Túi tiền và độ tin cậy của xe hẳn là nhiều tính thuyết phục hơn tốc độ, phong cách và công nghệ.
Porsche thực sự sẽ là một đối thủ đáng gớm không những cho xe trong phân hạng, mà cho cả sân trên như Ferrari, Lamborghini, hay sân dưới như Mercedes, BMW, khi đang đưa ra hàng loạt mẫu mới, lấp đầy dần các chỗ trống trên các phân khúc thị trường.
Xu hướng về công nghệ an toàn: Chống va chạm chủ động
Công nghệ chống va chạm đã được phát triển trong nhiều năm và sẽ đưa vào áp dụng trong các mẫu xe đời mới nhất nhằm chinh phục khách hàng với tính năng “vệ sĩ” của mình. Với tên gọi An toàn trong Thành phố, công nghệ này sẽ sớm trở thành thiết bị chuẩn của dòng xe Volvo XC60 sắp ra mắt vào tháng ba tới với giá 60.000 USD. Cùng một công nghệ, Ford gọi nó là Cảnh báo va đập đi kèm hỗ trợ phanh, sẽ được đưa vào dòng xe Ford Lincoln ra mắt năm 2009.
(AutoPro) - Vấn đề an toàn luôn được đặt lên hàng đầu đối với xe dân dụng. Do đó công nghệ chống va chạm chủ động đang được các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm do khả năng giảm thiểu tai nạn cao.
Phương thức hoạt động:
Bản chất của công nghệ chống va chạm của Ford là sử dụng rada dò tìm những phương tiện di chuyển phía trước. Khi thấy có nguy cơ va chạm, hệ thống sẽ cảnh báo cho lái xe bằng một tiếng bíp và đèn báo đỏ nhấp nháy trên kính chắn gió. Hệ thống cũng tự động truyền tín hiệu đến phanh để giảm tốc độ xuống mức an toàn.
Các chuyên gia của Volvo thì sử dụng tia cực tím từ thiết bị gắn ở kính chắn gió hoặc dưới gương chiếu hậu để quét 8m đường phía trước xe. Nếu thấy một xe khác đang đỗ phía trước khi xe ở tốc độ dưới 15km/h, phanh sẽ hoạt động ngay lập tức và giữ khoảng cách nửa mét với xe đang đỗ. Với tốc độ trong khoảng 15km/h đến 30km/h, công nghệ này sẽ giúp tránh va đập hoặc giảm thiểu ảnh hưởng va đập. Nhưng khi bạn đi với tốc độ trên 30km/h, bạn phải tự lo liệu.
Tại sao nên sử dụng?
Theo dữ liệu về tại nạn và đụng xe tại Mỹ và châu Âu mà Volvo nghiên cứu, khoảng một phần ba vụ tai nạn ô tô là do đâm đầu vào đuôi xe khác và một nửa trong số này liên quan đến những xe đang đỗ.
Phần lớn những va chạm nối tiếp như vậy xảy ra khi phương tiện đang đi với tốc độ dưới 30km/h, đó là lý do Volvo đưa công nghệ vào áp dụng với những xe có tốc độ thấp.
Công nghệ chống va đập đặc biệt có ích đối với những người lái xe trong tình trạng mất tập trung hay đang buồn ngủ. Những hệ thống cảnh báo phía trước như thế này có thể giúp ngăn chặn được những va đập vào phía sau vốn xảy ra khoảng 2,3 triệu lần mỗi năm từ năm 2002 đến 2006, chiếm 40% tổng số vụ đâm xe mà cảnh sát thống kê được tại Mỹ.
Công nghệ này hiệu quả đến mức các công ty bảo hiểm của Mỹ sẵn sàng trả 20% chiết khấu bảo hiểm ô tô.
Điểm yếu:
Hệ thống này khá hữu dụng nhưng không phải là không có điểm yếu. Do hoạt động dựa trên việc phản chiếu của sơn và cửa kính ô tô phía trước, rất có thể hệ thống sẽ không thấy được những chiếc xe bẩn hoặc được phủ bọc nylon, giấy...vv. Thêm một lỗ hổng nữa là hệ thống này không thấy được người đi bộ; tuy nhiên, các chuyên gia đang nghiên cứu tìm ra các biện pháp khắc phục.
Mức độ đón nhận:
Công nghệ mới rất được quan tâm do trực tiếp giúp bảo vệ tính mạng và tài sản người tiêu dùng. Nhiều ý kiến ủng hộ, song không thiếu những hoài nghi.Quan chức Nhật Bản đặt ra lo ngại liệu nó có làm cho lái xe trở nên chủ quan không. Còn giới chức trách Mỹ tuy đặt nghi vấn về tính chủ quan của lái xe khi sử dụng công nghệ nhưng vẫn chấp nhận.
Trong một vài năm gần đây chúng ta đã thấy được sự thay đổi thái độ của mọi người về công nghệ an toàn. Người ta vốn không thích lơ là việc kiểm soát phương tiện của mình nhưng giờ đây họ lại muốn có một chiếc xe “tự lập” hơn. Công nghệ chống va đập chắc chắn sẽ trở nên phổ biến, điều gì bảo đảm an toàn cho con người, điều đó luôn được đón chào!
(AutoPro) - Vấn đề an toàn luôn được đặt lên hàng đầu đối với xe dân dụng. Do đó công nghệ chống va chạm chủ động đang được các nhà sản xuất đặc biệt quan tâm do khả năng giảm thiểu tai nạn cao.
Phương thức hoạt động:
Bản chất của công nghệ chống va chạm của Ford là sử dụng rada dò tìm những phương tiện di chuyển phía trước. Khi thấy có nguy cơ va chạm, hệ thống sẽ cảnh báo cho lái xe bằng một tiếng bíp và đèn báo đỏ nhấp nháy trên kính chắn gió. Hệ thống cũng tự động truyền tín hiệu đến phanh để giảm tốc độ xuống mức an toàn.
Các chuyên gia của Volvo thì sử dụng tia cực tím từ thiết bị gắn ở kính chắn gió hoặc dưới gương chiếu hậu để quét 8m đường phía trước xe. Nếu thấy một xe khác đang đỗ phía trước khi xe ở tốc độ dưới 15km/h, phanh sẽ hoạt động ngay lập tức và giữ khoảng cách nửa mét với xe đang đỗ. Với tốc độ trong khoảng 15km/h đến 30km/h, công nghệ này sẽ giúp tránh va đập hoặc giảm thiểu ảnh hưởng va đập. Nhưng khi bạn đi với tốc độ trên 30km/h, bạn phải tự lo liệu.
Tại sao nên sử dụng?
Theo dữ liệu về tại nạn và đụng xe tại Mỹ và châu Âu mà Volvo nghiên cứu, khoảng một phần ba vụ tai nạn ô tô là do đâm đầu vào đuôi xe khác và một nửa trong số này liên quan đến những xe đang đỗ.
Phần lớn những va chạm nối tiếp như vậy xảy ra khi phương tiện đang đi với tốc độ dưới 30km/h, đó là lý do Volvo đưa công nghệ vào áp dụng với những xe có tốc độ thấp.
Công nghệ chống va đập đặc biệt có ích đối với những người lái xe trong tình trạng mất tập trung hay đang buồn ngủ. Những hệ thống cảnh báo phía trước như thế này có thể giúp ngăn chặn được những va đập vào phía sau vốn xảy ra khoảng 2,3 triệu lần mỗi năm từ năm 2002 đến 2006, chiếm 40% tổng số vụ đâm xe mà cảnh sát thống kê được tại Mỹ.
Công nghệ này hiệu quả đến mức các công ty bảo hiểm của Mỹ sẵn sàng trả 20% chiết khấu bảo hiểm ô tô.
Điểm yếu:
Hệ thống này khá hữu dụng nhưng không phải là không có điểm yếu. Do hoạt động dựa trên việc phản chiếu của sơn và cửa kính ô tô phía trước, rất có thể hệ thống sẽ không thấy được những chiếc xe bẩn hoặc được phủ bọc nylon, giấy...vv. Thêm một lỗ hổng nữa là hệ thống này không thấy được người đi bộ; tuy nhiên, các chuyên gia đang nghiên cứu tìm ra các biện pháp khắc phục.
Mức độ đón nhận:
Công nghệ mới rất được quan tâm do trực tiếp giúp bảo vệ tính mạng và tài sản người tiêu dùng. Nhiều ý kiến ủng hộ, song không thiếu những hoài nghi.Quan chức Nhật Bản đặt ra lo ngại liệu nó có làm cho lái xe trở nên chủ quan không. Còn giới chức trách Mỹ tuy đặt nghi vấn về tính chủ quan của lái xe khi sử dụng công nghệ nhưng vẫn chấp nhận.
Trong một vài năm gần đây chúng ta đã thấy được sự thay đổi thái độ của mọi người về công nghệ an toàn. Người ta vốn không thích lơ là việc kiểm soát phương tiện của mình nhưng giờ đây họ lại muốn có một chiếc xe “tự lập” hơn. Công nghệ chống va đập chắc chắn sẽ trở nên phổ biến, điều gì bảo đảm an toàn cho con người, điều đó luôn được đón chào!
Bồi thường bảo hiểm theo kiểu “cò kè bớt một, thêm hai”
Theo trình bày của Công ty Tốp Tên, điều 12: “Phạm vi bảo hiểm”, chương 2: “Bảo hiểm vật chất xe” trong hợp đồng bảo hiểm ký giữa Bảo Long và Tốp Tên ghi rõ: Bảo Long bồi thường cho chủ xe những thiệt hại vật chất xe xảy ra do những tai nạn bất ngờ, ngoài sự kiểm soát của chủ xe, lái xe trong những trường hợp: đâm va, lật đổ; hỏa hoạn, cháy, nổ; những tai nạn bất khả kháng do thiên nhiên: bão, lũ lụt, sụt lở, sét đánh, động đất, mưa đá; mất toàn bộ xe...
Đường ngập nước khiến chiếc xe Mercedes C230 bị hư hỏng nặng, chi phí sửa chữa lên tới trên 600 triệu đồng. Chủ xe yêu cầu được bồi thường 100% chi phí sửa chữa nhưng CTCP Bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) mặc cả dần từ 30%, 50% lên 70%
Dù hợp đồng bảo hiểm ký giữa Bảo Long và chủ chiếc xe này có điều khoản quy định rõ: Bảo Long sẽ bồi thường thiệt hại cho chủ xe những thiệt hại vật chất xe xảy ra do thiên tai bất khả kháng, trong đó có trường hợp ngập nước.
Tai nạn bất ngờ
Hơn 19 giờ ngày 1-8-2008, trời mưa lớn, anh Đặng Văn Mạnh, tài xế của Công ty TNHH Tốp Tên, số 91 Thạch Thị Thanh, P. Tân Định, Q1, lái chiếc xe Mercedes C230 của công ty BS: 52F-2343 lưu thông trên đường Nguyễn Hữu Cảnh về hướng Q1. Khi đến đoạn đường dưới cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh thì xe bị chết máy do ngập nước. Anh Mạnh mở cửa kính xe thoát ra ngoài rồi nhờ người đẩy xe vào lề sau đó điện thoại cho công ty bảo hiểm và hãng xe Mercedes nhờ tư vấn. Đến khoảng 20 giờ 45, xe cứu hộ Haxaco - đại lý bảo hành được ủy quyền của hãng Mercedes - đến kéo xe về xưởng số 10 Điện Biên Phủ, Q. Bình Thạnh sửa chữa.
Ngày 2-8-2008, sau khi làm việc với Công ty Tốp Tên, đại diện Công ty Bảo hiểm Bảo Long đồng ý cho mở máy chiếc Mercedes C230. Thấy tình trạng máy hư hỏng tương đối nặng nên Bảo Long đã mời Công ty giám định VDA MarineControl giám định để đánh giá nguyên nhân và mức độ hư hỏng của xe. Cũng ngay trong ngày này, anh Mạnh gửi bản tường trình vụ việc cho Bảo hiểm Bảo Long.
Sau khi có chứng thư giám định của VDA MarineControl và bảng báo giá của Haxaco, ông Mai Xuân Thảo, Trưởng phòng bảo hiểm số 4 của Bảo Long, nơi trực tiếp ký hợp đồng bảo hiểm với Công ty Tốp Tên, thông báo cho công ty này biết do mức độ hư hỏng nặng và chi phí sửa chữa cao (633.401.780 đồng) nên phải chuyển hồ sơ lên tổng công ty xin ý kiến giải quyết.
Dù liên tục liên lạc với Bảo Long để hối thúc giải quyết nhưng mãi đến ngày 8-9-2008, Bảo hiểm Bảo Long mới có buổi làm việc trực tiếp với Công ty Tốp Tên để giải quyết vụ việc. Tại buổi làm việc này, ông Nguyễn Kiều Nam - Phó phòng Bồi thường của Bảo Long - cho biết Bảo Long từ chối bảo hiểm, chỉ hỗ trợ một phần chi phí sửa chữa cho Tốp Tên nhưng không nói rõ là bao nhiêu. Lý lẽ Bảo Long đưa ra là trường hợp này không khớp hoàn toàn với bất cứ trường hợp nào quy định trong hợp đồng bảo hiểm trên.
Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của phía Bảo Long, khi xe chết máy, chắc chắn lái xe sẽ đề, dẫn đến tình trạng hư hỏng nặng nên Bảo Long không bồi thường. Công ty Tốp Tên không nhất trí với cách giải quyết của Bảo Long nên tiếp tục khiếu nại.
Mời giám định cho vui
Theo yêu cầu của Công ty cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long), Viet Dong A Maritime Control Corporation (VDA MarineControl) đã tiến hành giám định mức độ tổn thất xe ôtô Mercedes C230 BS: 52F-2343. Các bên tham gia giám định gồm ông Nguyễn Văn Tùng - đại diện chủ xe ôtô BS: 52F-2343, ông Lại Đông Hà - đại diện Haxaco, ông Võ Thanh Bình - giám định viên VDA MarineControl.
Căn cứ vào kết quả giám định và tham khảo các tài liệu liên quan, giám định viên VDA MarineControl cùng số thành viên tham gia giám định đã xác định về nguyên nhân tổn thất là do “đường bị ngập nước quá cao (khoảng 650mm) vì vậy nước đã tạt vào hệ thống hút gió của động cơ đặt ở phía trước đầu xe dẫn đến nước chảy vào buồng đốt động cơ gây nên hiện tượng thủy kích khi máy đang hoạt động và phá hỏng các chi tiết máy”.
Ý kiến của giám định viên cũng khẳng định: “Trong khoảng từ 17 đến 19 giờ ngày 1-8-2008, thời điểm xảy ra sự cố đối với xe của Công ty Tốp Tên, TPHCM có mưa rất lớn, hầu hết các con đường trong TP đều bị ngập, đặc biệt là khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh bị ngập sâu trên 600mm nước. Khi xe Mercedes C230 lưu thông vào đoạn đường ngập nước trên, đồng thời có nhiều xe khác cùng tham gia giao thông gây ra các cơn sóng va đập vào xe làm nước mưa văng vào hệ thống hút gió phía trước đầu xe đi vào động cơ đang hoạt động”.
Dù kết quả giám định của VDA MarineControl đã nêu rõ nguyên nhân tổn thất và trong hợp đồng bảo hiểm của Bảo Long có quy định nhưng ông Trịnh Văn Hình, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm Bảo Long, vẫn khẳng định: “Bảo Long chỉ hỗ trợ tối đa 70% chi phí sửa chữa cho Tốp Tên vì trong trường hợp này, xe của Tốp Tên bị hư hỏng nặng có phần lỗi do lái xe thấy nước ngập mà vẫn cho xe chạy qua, chúng tôi có quyền chế tài”.
Ông Hình cho biết thêm: “Đáng lẽ chúng tôi không bồi thường nhưng qua thương lượng đã nâng dần mức hỗ trợ từ 30 lên 50 rồi 70% mà họ vẫn không chịu. Nếu cần thiết, Tốp Tên cứ kiện ra tòa, tòa phán quyết thế nào, Bảo Long sẽ bồi thường thế đó”. Về văn bản giám định của VDA MarineControl, dù VDA MarineControl do Bảo Long mời nhưng theo ông Hình: “Văn bản giám định chỉ nhìn bề ngoài, còn tôi là dân chuyên môn nên nhìn là biết. Thiệt hại có lỗi của lái xe”.
Tuy nhiên, ngày 3-10-2008, trong thư trả lời thắc mắc cho khách hàng của Mercedes - Benz Vietnam, ông Nguyễn Bảo Toàn - Trưởng phòng kỹ thuật bảo hành - cho biết: “Trong trường hợp xe đã bị hút nước vào trong động cơ, cho dù có khởi động lại hay không khởi động lại thì ít nhiều gì cũng đã bị hiện tượng thủy kích tùy thuộc vào tốc độ lúc đang chạy. Nếu tốc độ lớn mặc dù đồng hồ đã tắt máy nhưng do quán tính thì trục của động cơ vẫn tiếp tục quay vì vậy vẫn có nguy cơ gây hỏng các chi tiết máy bên trong động cơ”.
Thoả thuận bồi thường theo kiểu trả treo
Ngày 2-10-2008, trong buổi làm việc giữa Bảo Long với Công ty Tốp Tên, ông Trịnh Văn Hình, Phó tổng giám đốc Bảo Long, vẫn khẳng định trường hợp này hoàn toàn không được bảo hiểm nhưng Bảo Long sẽ hỗ trợ Tốp Tên 30% chi phí sửa xe. Buổi làm việc không đạt được kết quả do Công ty Tốp Tên yêu cầu được bảo hiểm 100% chứ không phải là hỗ trợ 30% như Bảo Long “ra giá”. Sau đó, Công ty Tốp Tên nhận được điện thoại từ phía Bảo Long nâng mức hỗ trợ lên 50% và cuối cùng là 70% chi phí sửa xe.
Chiếc Mercedes C230 của Tốp Tên hư hỏng trong trường hợp này không có lỗi của người vận hành mà hoàn toàn do tự nhiên, giống như quy định trong hợp đồng, nên Bảo hiểm Bảo Long phải chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng toàn bộ chi phí sửa xe chứ không thể lảng tránh trách nhiệm bằng hình thức hỗ trợ chi phí theo kiểu trả treo nhỏ giọt như trên.
Đường ngập nước khiến chiếc xe Mercedes C230 bị hư hỏng nặng, chi phí sửa chữa lên tới trên 600 triệu đồng. Chủ xe yêu cầu được bồi thường 100% chi phí sửa chữa nhưng CTCP Bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long) mặc cả dần từ 30%, 50% lên 70%
Dù hợp đồng bảo hiểm ký giữa Bảo Long và chủ chiếc xe này có điều khoản quy định rõ: Bảo Long sẽ bồi thường thiệt hại cho chủ xe những thiệt hại vật chất xe xảy ra do thiên tai bất khả kháng, trong đó có trường hợp ngập nước.
Tai nạn bất ngờ
Hơn 19 giờ ngày 1-8-2008, trời mưa lớn, anh Đặng Văn Mạnh, tài xế của Công ty TNHH Tốp Tên, số 91 Thạch Thị Thanh, P. Tân Định, Q1, lái chiếc xe Mercedes C230 của công ty BS: 52F-2343 lưu thông trên đường Nguyễn Hữu Cảnh về hướng Q1. Khi đến đoạn đường dưới cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, Q. Bình Thạnh thì xe bị chết máy do ngập nước. Anh Mạnh mở cửa kính xe thoát ra ngoài rồi nhờ người đẩy xe vào lề sau đó điện thoại cho công ty bảo hiểm và hãng xe Mercedes nhờ tư vấn. Đến khoảng 20 giờ 45, xe cứu hộ Haxaco - đại lý bảo hành được ủy quyền của hãng Mercedes - đến kéo xe về xưởng số 10 Điện Biên Phủ, Q. Bình Thạnh sửa chữa.
Ngày 2-8-2008, sau khi làm việc với Công ty Tốp Tên, đại diện Công ty Bảo hiểm Bảo Long đồng ý cho mở máy chiếc Mercedes C230. Thấy tình trạng máy hư hỏng tương đối nặng nên Bảo Long đã mời Công ty giám định VDA MarineControl giám định để đánh giá nguyên nhân và mức độ hư hỏng của xe. Cũng ngay trong ngày này, anh Mạnh gửi bản tường trình vụ việc cho Bảo hiểm Bảo Long.
Sau khi có chứng thư giám định của VDA MarineControl và bảng báo giá của Haxaco, ông Mai Xuân Thảo, Trưởng phòng bảo hiểm số 4 của Bảo Long, nơi trực tiếp ký hợp đồng bảo hiểm với Công ty Tốp Tên, thông báo cho công ty này biết do mức độ hư hỏng nặng và chi phí sửa chữa cao (633.401.780 đồng) nên phải chuyển hồ sơ lên tổng công ty xin ý kiến giải quyết.
Dù liên tục liên lạc với Bảo Long để hối thúc giải quyết nhưng mãi đến ngày 8-9-2008, Bảo hiểm Bảo Long mới có buổi làm việc trực tiếp với Công ty Tốp Tên để giải quyết vụ việc. Tại buổi làm việc này, ông Nguyễn Kiều Nam - Phó phòng Bồi thường của Bảo Long - cho biết Bảo Long từ chối bảo hiểm, chỉ hỗ trợ một phần chi phí sửa chữa cho Tốp Tên nhưng không nói rõ là bao nhiêu. Lý lẽ Bảo Long đưa ra là trường hợp này không khớp hoàn toàn với bất cứ trường hợp nào quy định trong hợp đồng bảo hiểm trên.
Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của phía Bảo Long, khi xe chết máy, chắc chắn lái xe sẽ đề, dẫn đến tình trạng hư hỏng nặng nên Bảo Long không bồi thường. Công ty Tốp Tên không nhất trí với cách giải quyết của Bảo Long nên tiếp tục khiếu nại.
Mời giám định cho vui
Theo yêu cầu của Công ty cổ phần Bảo hiểm Nhà Rồng (Bảo Long), Viet Dong A Maritime Control Corporation (VDA MarineControl) đã tiến hành giám định mức độ tổn thất xe ôtô Mercedes C230 BS: 52F-2343. Các bên tham gia giám định gồm ông Nguyễn Văn Tùng - đại diện chủ xe ôtô BS: 52F-2343, ông Lại Đông Hà - đại diện Haxaco, ông Võ Thanh Bình - giám định viên VDA MarineControl.
Căn cứ vào kết quả giám định và tham khảo các tài liệu liên quan, giám định viên VDA MarineControl cùng số thành viên tham gia giám định đã xác định về nguyên nhân tổn thất là do “đường bị ngập nước quá cao (khoảng 650mm) vì vậy nước đã tạt vào hệ thống hút gió của động cơ đặt ở phía trước đầu xe dẫn đến nước chảy vào buồng đốt động cơ gây nên hiện tượng thủy kích khi máy đang hoạt động và phá hỏng các chi tiết máy”.
Ý kiến của giám định viên cũng khẳng định: “Trong khoảng từ 17 đến 19 giờ ngày 1-8-2008, thời điểm xảy ra sự cố đối với xe của Công ty Tốp Tên, TPHCM có mưa rất lớn, hầu hết các con đường trong TP đều bị ngập, đặc biệt là khu vực đường Nguyễn Hữu Cảnh bị ngập sâu trên 600mm nước. Khi xe Mercedes C230 lưu thông vào đoạn đường ngập nước trên, đồng thời có nhiều xe khác cùng tham gia giao thông gây ra các cơn sóng va đập vào xe làm nước mưa văng vào hệ thống hút gió phía trước đầu xe đi vào động cơ đang hoạt động”.
Dù kết quả giám định của VDA MarineControl đã nêu rõ nguyên nhân tổn thất và trong hợp đồng bảo hiểm của Bảo Long có quy định nhưng ông Trịnh Văn Hình, Phó tổng giám đốc Bảo hiểm Bảo Long, vẫn khẳng định: “Bảo Long chỉ hỗ trợ tối đa 70% chi phí sửa chữa cho Tốp Tên vì trong trường hợp này, xe của Tốp Tên bị hư hỏng nặng có phần lỗi do lái xe thấy nước ngập mà vẫn cho xe chạy qua, chúng tôi có quyền chế tài”.
Ông Hình cho biết thêm: “Đáng lẽ chúng tôi không bồi thường nhưng qua thương lượng đã nâng dần mức hỗ trợ từ 30 lên 50 rồi 70% mà họ vẫn không chịu. Nếu cần thiết, Tốp Tên cứ kiện ra tòa, tòa phán quyết thế nào, Bảo Long sẽ bồi thường thế đó”. Về văn bản giám định của VDA MarineControl, dù VDA MarineControl do Bảo Long mời nhưng theo ông Hình: “Văn bản giám định chỉ nhìn bề ngoài, còn tôi là dân chuyên môn nên nhìn là biết. Thiệt hại có lỗi của lái xe”.
Tuy nhiên, ngày 3-10-2008, trong thư trả lời thắc mắc cho khách hàng của Mercedes - Benz Vietnam, ông Nguyễn Bảo Toàn - Trưởng phòng kỹ thuật bảo hành - cho biết: “Trong trường hợp xe đã bị hút nước vào trong động cơ, cho dù có khởi động lại hay không khởi động lại thì ít nhiều gì cũng đã bị hiện tượng thủy kích tùy thuộc vào tốc độ lúc đang chạy. Nếu tốc độ lớn mặc dù đồng hồ đã tắt máy nhưng do quán tính thì trục của động cơ vẫn tiếp tục quay vì vậy vẫn có nguy cơ gây hỏng các chi tiết máy bên trong động cơ”.
Thoả thuận bồi thường theo kiểu trả treo
Ngày 2-10-2008, trong buổi làm việc giữa Bảo Long với Công ty Tốp Tên, ông Trịnh Văn Hình, Phó tổng giám đốc Bảo Long, vẫn khẳng định trường hợp này hoàn toàn không được bảo hiểm nhưng Bảo Long sẽ hỗ trợ Tốp Tên 30% chi phí sửa xe. Buổi làm việc không đạt được kết quả do Công ty Tốp Tên yêu cầu được bảo hiểm 100% chứ không phải là hỗ trợ 30% như Bảo Long “ra giá”. Sau đó, Công ty Tốp Tên nhận được điện thoại từ phía Bảo Long nâng mức hỗ trợ lên 50% và cuối cùng là 70% chi phí sửa xe.
Chiếc Mercedes C230 của Tốp Tên hư hỏng trong trường hợp này không có lỗi của người vận hành mà hoàn toàn do tự nhiên, giống như quy định trong hợp đồng, nên Bảo hiểm Bảo Long phải chịu trách nhiệm bồi thường cho khách hàng toàn bộ chi phí sửa xe chứ không thể lảng tránh trách nhiệm bằng hình thức hỗ trợ chi phí theo kiểu trả treo nhỏ giọt như trên.
Thời điểm thích hợp để thay lốp cho xe
Lốp xuống hơi từ từ: bằng mắt thường bạn sẽ không thể biết nguyên nhân tại sao dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, vì sự an toàn cho chính mình hãy đem xe đến cửa hàng lốp xử lý ngay khi phát hiện. Cố tình đi xe lốp non hơi có thế dẫn tới tình trạng vành la-zăng dập thủng lốp khi xe rơi ổ gà với tốc độ cao.
(AutoPro) - Theo Ủy ban An toàn Giao thông Mỹ, cứ 20 trường hợp nổ lốp sẽ có 10 vụ có thương vong hoặc tử nạn! Tuy nhiên, chỉ cần ghi nhớ vài chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp bạn loại trừ được mối lo này.
Chỉ dẫn của nhà sản xuất: không dùng quá 6 năm từ ngày sản xuất
- Trên thành lốp bao giờ cũng có 1 dãy mã số. Với 4 chữ số cuối cùng thì chỉ ngày tháng năm sản xuất ra chiếc lốp đó. Ví dụ nếu 4 chữ số cuối dãy là 1404, có nghĩa là lốp này xuất xưởng vào tuần thứ 14 của năm 2004. Thời hạn sử dụng nhà sản xuất khuyên dùng là không quá 6 năm từ ngày sản xuất. Một chiếc lốp quá “đát” thường bị mờ dãy số này, cho dù nhìn bề ngoài thì có vẻ như chẳng có vấn đề gì cả. Khi đã quá hạn sử dụng có nghĩa là lốp đã mất hết những tính năng vốn có. Nhà sản xuất đã lường trước điều này và khuyên rằng kể cả những chiếc lốp mới không dùng mà chỉ cất trong kho nhưng đã hết hạn sử dụng thì xem như đã kết thúc vòng đời.
Chiếc lốp này được sản xuất vào tuần thứ 8 trong năm 2006
Sử dụng máy lấy lốp cũ ra
Kinh nghiệm thực tế
- Thời gian và quãng đường: không nên mua lốp đã quá 4 năm kể từ ngày sản xuất; sau khi lắp lốp 5 năm là đến lúc thay mới bất luận việc xe có chạy hay không, ít hay nhiều. Tuổi thọ của cao su không còn đảm bảo nếu vượt quá thời gian này. Ngoài ra, còn có một số kinh nghiệm thực tế cho thấy xe đi khoảng 4 vạn km là nên tính đến chuyện thay lốp. Tất nhiên, còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác như hay đi loại đường nào, thường xuyên đảo lốp hay không,..
- Kiểm tra bằng mắt: thông thường phát hiện những sự cố tiềm ẩn trên lốp xe của bạn. Tiếp theo là bạn kiểm tra áp suất hơi, rà xem có các vật nhọn đâm vào và làm thủng lốp xe bạn không. Ngay cả khi những vết chém không làm rò hơi nhưng vẫn có thể ẩn chứa nguy hiểm khi xe vận hành ở tốc độ cao. Hoặc vết nứt gây ra bởi những lỗ thủng nhỏ hơn cuối cùng có thể gây ra lổ thủng to hơn hẳn và dẫn đến những sự cố khi xe đang đi trên đường.
Nên kiểm tra độ mòn của gai trên lốp xe
Thông thường rãnh của hoa lốp có độ sâu thấp nhất cho phép là 1,6 đến 2mm; khi vượt quá giới hạn này, lốp sẽ không còn đảm bảo độ bám, độ thoát nước. Nhiều lốp xe có thanh chỉ định độ mòn gai được đúc trong rãnh dọc trên hoa lốp, khi gai bị mòn bằng mặt với vấu cao su chỉ định là đến lúc cần thay lốp xe mới. Bất kì biểu hiện nào những sự cố tiềm ẩn, hoặc nếu bạn cảm thấy sẵn sàng để thay lốp mới, hãy mang xe đến cửa hàng gần nơi bạn nhất.
Thông thường khoảng cách từ bề mặt đến gai khoảng 1,6mm-2mm là nên thay. Ảnh: Gai tính độ mòn của lốp hay các vấu chỉ định độ mòn cho phép, khi gai mòn bằng mặt vấu này là cần phải thay lốp
- Ngoài ra, bạn cần cẩn thận mang xe đi kiểm tra khi lốp xuất hiện các dấu hiệu sau:
Rạn nứt: việc để xe ở trong môi trường có nhiệt độ cao ví dụ như trời nắng, để xe lâu ngày trong ga-ra, hoặc thay lốp để lâu trong kho đều dẫn đến tình trạng này.
Rách: có thể không thấy dấu hiệu xuống hơi nhưng đây là một tiềm ẩn lớn của việc nổ lốp bất cứ lúc nào vì áp suất hơi trong lốp luôn rất lớn. Trong điều kiện xe chạy tốc độ cao rất có thể dẫn tới nổ lốp gây nguy hiểm khi xe mất lái.
(AutoPro) - Theo Ủy ban An toàn Giao thông Mỹ, cứ 20 trường hợp nổ lốp sẽ có 10 vụ có thương vong hoặc tử nạn! Tuy nhiên, chỉ cần ghi nhớ vài chỉ dẫn dưới đây sẽ giúp bạn loại trừ được mối lo này.
Chỉ dẫn của nhà sản xuất: không dùng quá 6 năm từ ngày sản xuất
- Trên thành lốp bao giờ cũng có 1 dãy mã số. Với 4 chữ số cuối cùng thì chỉ ngày tháng năm sản xuất ra chiếc lốp đó. Ví dụ nếu 4 chữ số cuối dãy là 1404, có nghĩa là lốp này xuất xưởng vào tuần thứ 14 của năm 2004. Thời hạn sử dụng nhà sản xuất khuyên dùng là không quá 6 năm từ ngày sản xuất. Một chiếc lốp quá “đát” thường bị mờ dãy số này, cho dù nhìn bề ngoài thì có vẻ như chẳng có vấn đề gì cả. Khi đã quá hạn sử dụng có nghĩa là lốp đã mất hết những tính năng vốn có. Nhà sản xuất đã lường trước điều này và khuyên rằng kể cả những chiếc lốp mới không dùng mà chỉ cất trong kho nhưng đã hết hạn sử dụng thì xem như đã kết thúc vòng đời.
Chiếc lốp này được sản xuất vào tuần thứ 8 trong năm 2006
Sử dụng máy lấy lốp cũ ra
Kinh nghiệm thực tế
- Thời gian và quãng đường: không nên mua lốp đã quá 4 năm kể từ ngày sản xuất; sau khi lắp lốp 5 năm là đến lúc thay mới bất luận việc xe có chạy hay không, ít hay nhiều. Tuổi thọ của cao su không còn đảm bảo nếu vượt quá thời gian này. Ngoài ra, còn có một số kinh nghiệm thực tế cho thấy xe đi khoảng 4 vạn km là nên tính đến chuyện thay lốp. Tất nhiên, còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác như hay đi loại đường nào, thường xuyên đảo lốp hay không,..
- Kiểm tra bằng mắt: thông thường phát hiện những sự cố tiềm ẩn trên lốp xe của bạn. Tiếp theo là bạn kiểm tra áp suất hơi, rà xem có các vật nhọn đâm vào và làm thủng lốp xe bạn không. Ngay cả khi những vết chém không làm rò hơi nhưng vẫn có thể ẩn chứa nguy hiểm khi xe vận hành ở tốc độ cao. Hoặc vết nứt gây ra bởi những lỗ thủng nhỏ hơn cuối cùng có thể gây ra lổ thủng to hơn hẳn và dẫn đến những sự cố khi xe đang đi trên đường.
Nên kiểm tra độ mòn của gai trên lốp xe
Thông thường rãnh của hoa lốp có độ sâu thấp nhất cho phép là 1,6 đến 2mm; khi vượt quá giới hạn này, lốp sẽ không còn đảm bảo độ bám, độ thoát nước. Nhiều lốp xe có thanh chỉ định độ mòn gai được đúc trong rãnh dọc trên hoa lốp, khi gai bị mòn bằng mặt với vấu cao su chỉ định là đến lúc cần thay lốp xe mới. Bất kì biểu hiện nào những sự cố tiềm ẩn, hoặc nếu bạn cảm thấy sẵn sàng để thay lốp mới, hãy mang xe đến cửa hàng gần nơi bạn nhất.
Thông thường khoảng cách từ bề mặt đến gai khoảng 1,6mm-2mm là nên thay. Ảnh: Gai tính độ mòn của lốp hay các vấu chỉ định độ mòn cho phép, khi gai mòn bằng mặt vấu này là cần phải thay lốp
- Ngoài ra, bạn cần cẩn thận mang xe đi kiểm tra khi lốp xuất hiện các dấu hiệu sau:
Rạn nứt: việc để xe ở trong môi trường có nhiệt độ cao ví dụ như trời nắng, để xe lâu ngày trong ga-ra, hoặc thay lốp để lâu trong kho đều dẫn đến tình trạng này.
Rách: có thể không thấy dấu hiệu xuống hơi nhưng đây là một tiềm ẩn lớn của việc nổ lốp bất cứ lúc nào vì áp suất hơi trong lốp luôn rất lớn. Trong điều kiện xe chạy tốc độ cao rất có thể dẫn tới nổ lốp gây nguy hiểm khi xe mất lái.
Lái xe mô tô có thể dẫn đến liệt dương
Báo cáo này không nêu lên loại mô tô, dung tích động cơ hay độ tuổi dễ bị ảnh hưởng nhất tuy nhiên đây cũng là một điều các hãng sản xuất xe máy đang chú trọng hơn bằng việc cải tiến động cơ cũng như hệ thống ngày càng vận hành êm ái hơn.
(AutoPro)- Theo một nghiên cứu mới đây về các thói quen có thể dẫn đến tình trạng có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng “thầm kín” của người đàn ông thì lái mô tô nhiều cũng nằm trong danh sách.
Theo nghiên cứu thì vùng bị ảnh hưởng sẽ là phần dây thần kinh tại hông và toàn bộ phần tiếp xúc bị rung bởi lực truyền từ dưới động cơ xe lên.
Nghiên cứu được Trung tâm nghiên cứu sức khỏe sinh sản quốc tế do các bác sỹ tại Nhật Bản tiến hành thử nghiệm, nghiên cứu trên một lượng lớn các lái xe mô tô. Áp lực được dồn chủ yếu dồn vào dương vật và hậu môn của người lái xe, cản trở quá trình lưu thông máu vùng này và làm chậm phát triển hooc-môn trong bàng quang, gấy ức chế sự giao thông giữa tuyết tiền liệt tuyến và bàng quang.
Cùng với đồ uống có cồn và thuốc lá, lái mô tô có thể sẽ là kẻ thù của sự sinh tồn của con người trong thời đại mới.
(AutoPro)- Theo một nghiên cứu mới đây về các thói quen có thể dẫn đến tình trạng có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng “thầm kín” của người đàn ông thì lái mô tô nhiều cũng nằm trong danh sách.
Theo nghiên cứu thì vùng bị ảnh hưởng sẽ là phần dây thần kinh tại hông và toàn bộ phần tiếp xúc bị rung bởi lực truyền từ dưới động cơ xe lên.
Nghiên cứu được Trung tâm nghiên cứu sức khỏe sinh sản quốc tế do các bác sỹ tại Nhật Bản tiến hành thử nghiệm, nghiên cứu trên một lượng lớn các lái xe mô tô. Áp lực được dồn chủ yếu dồn vào dương vật và hậu môn của người lái xe, cản trở quá trình lưu thông máu vùng này và làm chậm phát triển hooc-môn trong bàng quang, gấy ức chế sự giao thông giữa tuyết tiền liệt tuyến và bàng quang.
Cùng với đồ uống có cồn và thuốc lá, lái mô tô có thể sẽ là kẻ thù của sự sinh tồn của con người trong thời đại mới.
Coupe 4 cửa: Tuyệt chiêu marketing, sự nhập nhèm khái niệm
Coupe hay coupé (theo tiếng Pháp) được định nghĩa là 1 dòng sedan mui cứng thể thao 2 cửa 2 chỗ ngồi hoặc 4 chỗ ngồi với 2 chỗ ngồi phụ nhỏ đằng sau cho trẻ em.
(AutoPro) – Trong 1 năm trở lại đây, các hãng xe lớn dồn dập đưa ra các sản phẩm được gọi là coupe 4 cửa. Đây có thực sự là coupe hay chỉ là một dòng sản phẩm xe sedan thuần túy?
Giá trị Coupe nguyên thuỷ
Theo SAE (Society of Automotive Engineers- Hiệp hội kỹ sư ô tô Mỹ) thì cách phân biệt giữa dòng coupe và sedan được thông qua thể tích buồng lái: dòng coupe xuống thấp tới 0,93 m3. Xét về khía cạnh văn hóa, những chiếc coupe luôn thể tính cá nhân rất cao cho cả người lái và người ngồi cạnh. Hay nói cách, khác ngoài người lái thì chỉ có thêm được 1 người ngồi thêm, thể hiện tính đặc biệt, quan trọng, nâng tầm người ngồi cạnh.
Theo định nghĩa này của SAE, mọi người vẫn nghĩ xe 2 cửa hiển nhiên là coupe nhưng thực tế lại không phải vậy. Điển hình như các mẫu: Chevrolet Monte Carlo, Ferrari 612 Scaglietti, và Mercedes-Benz CL-Class vẫn được gọi là sedan 2 cửa.
Những cái tên đã đi vào huyền thoại gắn liền với dòng coupe có thể kể ra đây như: Porsche 911, Aston Martin DB hay như những dòng coupe khá quen thuộc với người Việt như: Hyundai Coupe, Toyota Camry Coupe, Accord Coupe hay như "hàng khủng" Rolls-Royce Drophead Coupe mới đây về Việt Nam.
Hyundai Coupe, chiếc xe coupe giá rẻ quen thuộc với người Việt
Porsche 911, mẫu coupe đã đi vào huyền thoại
Nhận diện Coupe 4 cửa
Chiếc xe đầu tiên trong lịch sử được gọi là coupe 4 cửa là Rover P5, tồn tại từ năm 1962 đến 1973, nhưng 31 năm sau, năm 2004 mới đánh dấu sự trở lại của dòng này cùng mẫu Mercedes-Benz CLS.
Rover P5, chiếc coupe 4 cửa đầu tiên trong lịch sử
Mercedes CLS 2004 - "Chiếc coupe 4 cửa" của 31 năm sau
Trong 1 năm trở lại đây, các hãng xe lớn đã ồ ạt quay trở lại với khái niệm này. Điểm mốc là chiếc Lamborghini Estoque tại Paris Motor Show, một mẫu xe phá vỡ toàn bộ lịch sử của hãng này vì trước đây Lamborghini chưa bao giờ sản xuất ra xe 4 cửa cả. Hay như chiếc Porsche Panamera, trong vòng vài tháng, người hâm mộ chỉ có thể “đoán già, đoán non” qua những bức ảnh chụp trộm; và cuối cùng là 2 nhân vật còn lại: Aston Martin Rapide và Audi A7.
Vậy Coupe 4 cửa sẽ là kỷ nguyên mới của một dòng xe? Câu trả lời là không! Xét về góc độ kỹ thuật những chiếc xe này có kết cấu của những chiếc sedan. Trong một quá trình từ khâu thiết kế, sản xuất lắp ráp cho đến khâu đặt tên dòng xe, tên xe... nhà sản xuất đã phải tính kỹ sao cho sản phẩm của mình đạt hiệu quả cao về doanh số bán hàng, nâng cao thương hiệu và cuối cùng quan trọng nhất là tính cạnh tranh với các địch thủ. Có thề nhìn thấy ngay ở đây, Porsche, Aston Martin, Lamborghini hay Audi vẫn luôn coi nhau là những đối thủ “không đội trời chung”.
Porsche Panamera, Lamborghini Estoque đều được cho là "coupe 4 cửa thời hiện đại"
Như vậy, Coupe 4 cửa chỉ là sản phẩm của một sự đặt tên để tạo sự khác biệt, độc đáo tránh nhàm chán. Cái “tôi” của người cầm lái cũng như tất cả những người ngồi trong xe hầu như không còn so với coupe “thuần túy”. Được vin vào dòng coupe thể hiện tính cá nhân cao chẳng phải tốt hơn bị gọi là sedan sao?
Hay như những ví dụ không phải ai cũng nhìn thấy: chiếc X6 mới được BMW tung ra gần đây có phần vòm mui phía sau uốn cong vốn được coi là đặc trưng của dòng coupe. Và còn rất nhiều chiêu thức khác nữa của nhà sản xuất mang đầy tính “marketing”, không mất thêm chi phí đầu tư mà vẫn mang lại sự mới mẻ cho người mua xe.
Lần lượt các hãng xe được cho là “khủng” nhất hiện nay tung ra các sản phẩm cạnh tranh nhau. Và cũng chỉ những mác xe sang như Aston Martin, Lamborghini, Porsche… mới có thể tạo nên một thế lực mới “gây sự mù mờ khái niệm từ khách hàng”, kỷ nguyên coupe 4 cửa!
Và cả Audi A7...
lẫn Aston Martin Rapide!
(AutoPro) – Trong 1 năm trở lại đây, các hãng xe lớn dồn dập đưa ra các sản phẩm được gọi là coupe 4 cửa. Đây có thực sự là coupe hay chỉ là một dòng sản phẩm xe sedan thuần túy?
Giá trị Coupe nguyên thuỷ
Theo SAE (Society of Automotive Engineers- Hiệp hội kỹ sư ô tô Mỹ) thì cách phân biệt giữa dòng coupe và sedan được thông qua thể tích buồng lái: dòng coupe xuống thấp tới 0,93 m3. Xét về khía cạnh văn hóa, những chiếc coupe luôn thể tính cá nhân rất cao cho cả người lái và người ngồi cạnh. Hay nói cách, khác ngoài người lái thì chỉ có thêm được 1 người ngồi thêm, thể hiện tính đặc biệt, quan trọng, nâng tầm người ngồi cạnh.
Theo định nghĩa này của SAE, mọi người vẫn nghĩ xe 2 cửa hiển nhiên là coupe nhưng thực tế lại không phải vậy. Điển hình như các mẫu: Chevrolet Monte Carlo, Ferrari 612 Scaglietti, và Mercedes-Benz CL-Class vẫn được gọi là sedan 2 cửa.
Những cái tên đã đi vào huyền thoại gắn liền với dòng coupe có thể kể ra đây như: Porsche 911, Aston Martin DB hay như những dòng coupe khá quen thuộc với người Việt như: Hyundai Coupe, Toyota Camry Coupe, Accord Coupe hay như "hàng khủng" Rolls-Royce Drophead Coupe mới đây về Việt Nam.
Hyundai Coupe, chiếc xe coupe giá rẻ quen thuộc với người Việt
Porsche 911, mẫu coupe đã đi vào huyền thoại
Nhận diện Coupe 4 cửa
Chiếc xe đầu tiên trong lịch sử được gọi là coupe 4 cửa là Rover P5, tồn tại từ năm 1962 đến 1973, nhưng 31 năm sau, năm 2004 mới đánh dấu sự trở lại của dòng này cùng mẫu Mercedes-Benz CLS.
Rover P5, chiếc coupe 4 cửa đầu tiên trong lịch sử
Mercedes CLS 2004 - "Chiếc coupe 4 cửa" của 31 năm sau
Trong 1 năm trở lại đây, các hãng xe lớn đã ồ ạt quay trở lại với khái niệm này. Điểm mốc là chiếc Lamborghini Estoque tại Paris Motor Show, một mẫu xe phá vỡ toàn bộ lịch sử của hãng này vì trước đây Lamborghini chưa bao giờ sản xuất ra xe 4 cửa cả. Hay như chiếc Porsche Panamera, trong vòng vài tháng, người hâm mộ chỉ có thể “đoán già, đoán non” qua những bức ảnh chụp trộm; và cuối cùng là 2 nhân vật còn lại: Aston Martin Rapide và Audi A7.
Vậy Coupe 4 cửa sẽ là kỷ nguyên mới của một dòng xe? Câu trả lời là không! Xét về góc độ kỹ thuật những chiếc xe này có kết cấu của những chiếc sedan. Trong một quá trình từ khâu thiết kế, sản xuất lắp ráp cho đến khâu đặt tên dòng xe, tên xe... nhà sản xuất đã phải tính kỹ sao cho sản phẩm của mình đạt hiệu quả cao về doanh số bán hàng, nâng cao thương hiệu và cuối cùng quan trọng nhất là tính cạnh tranh với các địch thủ. Có thề nhìn thấy ngay ở đây, Porsche, Aston Martin, Lamborghini hay Audi vẫn luôn coi nhau là những đối thủ “không đội trời chung”.
Porsche Panamera, Lamborghini Estoque đều được cho là "coupe 4 cửa thời hiện đại"
Như vậy, Coupe 4 cửa chỉ là sản phẩm của một sự đặt tên để tạo sự khác biệt, độc đáo tránh nhàm chán. Cái “tôi” của người cầm lái cũng như tất cả những người ngồi trong xe hầu như không còn so với coupe “thuần túy”. Được vin vào dòng coupe thể hiện tính cá nhân cao chẳng phải tốt hơn bị gọi là sedan sao?
Hay như những ví dụ không phải ai cũng nhìn thấy: chiếc X6 mới được BMW tung ra gần đây có phần vòm mui phía sau uốn cong vốn được coi là đặc trưng của dòng coupe. Và còn rất nhiều chiêu thức khác nữa của nhà sản xuất mang đầy tính “marketing”, không mất thêm chi phí đầu tư mà vẫn mang lại sự mới mẻ cho người mua xe.
Lần lượt các hãng xe được cho là “khủng” nhất hiện nay tung ra các sản phẩm cạnh tranh nhau. Và cũng chỉ những mác xe sang như Aston Martin, Lamborghini, Porsche… mới có thể tạo nên một thế lực mới “gây sự mù mờ khái niệm từ khách hàng”, kỷ nguyên coupe 4 cửa!
Và cả Audi A7...
lẫn Aston Martin Rapide!
Chọn xe màu gì để ít bị gặp tai nạn?
NRMA đã phân tích số liệu về những vụ va chạm xe hơi xảy ra lúc bình minh hoặc chiều tối, quãng thời gian mà khả năng quan sát của mắt người đối với phương tiện trên đường khá thấp, đặc biệt khi tài xế không sử dụng đèn trước. Nghiên cứu cho thấy những xe màu đen hay xanh dễ bị lẫn lộn vào môi trường gặp nhiều rủi ro hơn các xe sáng màu. NRMA khuyên người tiêu dùng nên chọn xe sáng màu vì sự an tòan của chính bản thân họ.
(AutoPro) - Đừng chủ quan khi chọn màu sắc của xe. Biết chọn màu đúng cách, bạn sẽ hạn chế được tai nạn trên đường.
Màu sắc của xe không chỉ là thông điệp của sở thích và cá tính, màu sắc còn là thông điệp của độ an tòan. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chiếc xe bạn đi càng sáng sủa, bắt mắt bao nhiêu, bạn càng ít có nguy cơ bị tai nạn bấy nhiêu.
Các thống kê của NRMA ( hiệp hội người điều khiển môtô và giao thông đường bộ Australia) chỉ ra rằng nếu bạn lái xe màu trắng, vàng, be hay đỏ, bạn sẽ ít bị va chạm hơn 10% so với khi lái xe màu tối như đen, xanh.
Adam Macbeth, phát ngôn viên bảo hiểm của NRMA cho biết: “chúng tôi thống kê được rằng chi phí sửa chữa xe do va chạm của những chiếc sáng màu ít hơn nhiều so với xe tối màu. Điều đó có nghĩa là họ ít bị tai nạn và va chạm hơn, hoặc bị va chạm với mức độ nhẹ hơn.”
Màu đen khó nhận biết hơn các màu khác
Ngòai ra, đèn pha cũng là một yếu tố rất quan trọng, đặc biệt đối với các xe màu tối. Do khó phát hiện, các xe tối màu càng nên chú ý bật đèn pha khi chạy xe, đặc biệt những lúc chạng vạng như bình minh, hoàng hôn hay trong thời tiết xấu. Khi chạy xe ở vùng thôn quê, bạn cũng nên bật đèn để tránh bị lẫn màu xe với màu môi trường, vốn nhiều cây cối.
Sau đây là ưu tiên màu xe của NRMA:
Màu dễ nhận:
1. Vàng
2. Trắng
3. Kem
4. Be
5. Đỏ
Màu khó nhận:
Xanh lá cây
Đen
Xanh da trời
Bạc
(AutoPro) - Đừng chủ quan khi chọn màu sắc của xe. Biết chọn màu đúng cách, bạn sẽ hạn chế được tai nạn trên đường.
Màu sắc của xe không chỉ là thông điệp của sở thích và cá tính, màu sắc còn là thông điệp của độ an tòan. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chiếc xe bạn đi càng sáng sủa, bắt mắt bao nhiêu, bạn càng ít có nguy cơ bị tai nạn bấy nhiêu.
Các thống kê của NRMA ( hiệp hội người điều khiển môtô và giao thông đường bộ Australia) chỉ ra rằng nếu bạn lái xe màu trắng, vàng, be hay đỏ, bạn sẽ ít bị va chạm hơn 10% so với khi lái xe màu tối như đen, xanh.
Adam Macbeth, phát ngôn viên bảo hiểm của NRMA cho biết: “chúng tôi thống kê được rằng chi phí sửa chữa xe do va chạm của những chiếc sáng màu ít hơn nhiều so với xe tối màu. Điều đó có nghĩa là họ ít bị tai nạn và va chạm hơn, hoặc bị va chạm với mức độ nhẹ hơn.”
Màu đen khó nhận biết hơn các màu khác
Ngòai ra, đèn pha cũng là một yếu tố rất quan trọng, đặc biệt đối với các xe màu tối. Do khó phát hiện, các xe tối màu càng nên chú ý bật đèn pha khi chạy xe, đặc biệt những lúc chạng vạng như bình minh, hoàng hôn hay trong thời tiết xấu. Khi chạy xe ở vùng thôn quê, bạn cũng nên bật đèn để tránh bị lẫn màu xe với màu môi trường, vốn nhiều cây cối.
Sau đây là ưu tiên màu xe của NRMA:
Màu dễ nhận:
1. Vàng
2. Trắng
3. Kem
4. Be
5. Đỏ
Màu khó nhận:
Xanh lá cây
Đen
Xanh da trời
Bạc
Độ âm thanh xe làm sao cho hiệu quả
Hầu hết hệ thống âm thanh trên xe hơi hiện nay chỉ đáp ứng đủ như cầu “nghe” chứ chưa thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ âm nhạc. Do đó, bạn cần có sự kết hợp hài hòa giữa công suất, amply, phân tần, hệ thống loa, đầu đọc... mới có thể có được dàn âm thanh ưng ý.
(AutoPro) - Để có âm thanh ưng ý thì ngoài loa, amply chất lượng tốt, còn có rất nhiều điều chúng ta cần lưu tâm. Đừng xem thường những chi tiết nhỏ, rất có thể vì chúng mà bộ âm thanh của bạn chỉ tốt cho việc ngắm!
Thời gian gần đây rộ lên phong trào độ âm thanh xe hơi. Ngoài đầu đọc, amply, dây tín hiệu... thì loa là bộ phận được giới chơi âm thanh chú trọng nhất. Hiện nay, những chiếc xe được độ với dàn loa "khủng", công suất cực lớn không còn là điều hiếm. Vậy với cách độ như vậy có thể tạo ra âm thanh hay?
Loa to chưa hẳn đã hay!
Bạn có thể chi ra cả chục nghìn USD để sắm hệ thống loa Infinity "khủng", công suất cực lớn cho chiếc Altis nhưng chừng đó rất có thể không cải thiện gì về mặt âm thanh, có chăng chỉ là đạt hiệu quả âm thanh to hơn khi vặn volume lớn hơn. Nguyên nhân là loa to chưa hẳn đã hay! Amply, đầu đọc, phân tần, dây tín hệu... cộng với cân chỉnh, cách bố trí hướng âm, không gian rộng hẹp của xe lúc này mới là vấn đề cần đi sâu.
Một chiếc Subwoofer hiệu Infinity
Cách bố trí loa như trên xe nguyên bản là một gợi ý chuẩn mực!
Nếu như nhu cầu của bạn thiên về chất âm thanh hơn là lượng thì cách bố trí loa như trên bản tiêu chuẩn xe bạn là một gợi ý chuẩn mực, vì cách bố trí này đã cho hiệu ứng âm thanh chuẩn với không gian sẵn có. Thông thường là 4 loa trung kích thước 13, 15 inch ở 4 cửa và 2 loa nhỏ vệ tinh 2 bên mặt táp lô. Lúc này bạn cần chú trọng thay thế chính những chiếc loa này với loại “xịn” hơn, sắm thêm subwoofer, amply ví dụ như: Alpine, Infinity, JBL... cùng dây tín hiệu và đầu đọc đủ chất.
Ngoài ra, với phương pháp này bạn có thể tránh được việc đục khoét các cánh cửa, tránh ảnh hưởng đến kết cấu xe, tránh được những thay đổi đột ngột điện áp, chịu tải lớn và cuối cùng là hệ cách âm của xe bạn không bị ảnh hưởng nhiều.
Không nên ham "độ chế" mà thay đổi kết cấu xe
Sử dụng loa subwoofer rời
Với những dòng xe lớn Crossover, SUV có không gian lớn thì việc bố trí loa càng phải có thiết kế, nghiên cứu vì âm thanh có thể loãng và bị triệt tiêu dễ dàng. Hiện tại có hàng loạt subwoofer mẫu mã khỏe đẹp, âm thanh ấn tượng, thuộc các nhãn hiệu có đẳng cấp như JBL, Nakamichi và Infinity. Chúng hầu hết được thiết kế kiểu thùng loa tích hợp ampli, gọn gàng và có nhiều phương án gá bắt chắc chắn trong xe.
Loại siêu trầm này đặc biệt thích hợp với dòng xe 7 chỗ (Captiva, Grandis, Hi-Lander...) vì chúng được thiết kế để có thể đặt lọt vào khe giữa lưng hàng thế thứ ba và cửa sau. Sử dụng kiểu loa rời sẽ giúp loại bỏ việc "chế cháo" của "thợ vườn" đôi khi có thể phá hỏng kết cấu cách âm hay tính năng âm học sẵn có của xe.
Sử dụng dây tín hiệu đúng quy chuẩn
Ngoài ra, chất lượng và quy cách đấu nối dây tín hiệu, dây nguồn có thể quyết định tới 10-15% chất lượng âm thanh của một hệ thống audio. Thông thường càng ít mấu nối càng tốt, dây mềm, làm từ kim loại nguyên chất (thường là bạc, đồng). Đừng tham giá rẻ với các loại dây dẫn chất lượng kém, đôi khi bạn có thể làm hỏng một hệ thống âm thanh tốt bằng loại dây giá rẻ. Một gợi ý cho các tên tuổi nổi tiếng về dây là Mavehike, Pyle Link.
Đặt loa trầm cách xa người nghe; dùng tụ chống nhiễu chuyên dùng
Việc đặt loa subwoofer cũng là điều quan trọng trong bố trí hệ thống. Thông thường, đặt càng xa tai người nghe càng tốt. Đối với những chiếc crossover, minivan, SUV có khoang cabin thông suốt thì nên đặt cụm subwoofer ở sau hàng ghế cuối. Trên ôtô, dàn âm thanh thường bị chi phối bởi các thiết bị điện, có tới hàng chục đầu dây đấu vào nguồn B+. Do vậy, thường xảy ra hiện tượng loa bị méo tiếng, nổ lục bục khi khởi động xe boặc bóp còi, thậm chí xuất hiện tiếng rít trong loa theo mức nhấn ga. Tình trạng này được xử lý bằng các tụ chống nhiễu chuyên dùng (Engine Noise Suppressor), lắp bổ sung trên đường dây tới nguồn B+.
Lưu ý việc gia tăng phụ tải
Về điện áp, việc lắp thêm các bộ phận âm thanh thường ngốn điện từ máy phát, sau đó đến ắc qui. Nếu không có biện pháp bù, hỗ trợ thì có thể dẫn đến ắc qui hỏng sau đó là máy phát “chết”. Gỉai pháp cho việc này thường là thay ắc qui lớn hơn, máy phát dòng lớn hơn hay tụ bù điện áp.
Sau cùng, trước khi quyết định độ âm thanh, người dùng nên hiểu rõ nhu cầu của mình: cải thiện về chất lượng, âm lượng hay chỉ là kiểu dáng. Sau đó, cần gặp nhà tư vấn và cuối cùng mới xác định kinh phí cho việc đầu tư.
Trên một số dòng xe cao cấp như Mercedes, BMW, Lexus… thì việc thay đổi nên hạn chế vì những mác xe này thường rất nhạy cảm với việc thay đổi dòng điện. Đã có nhiều trường hợp gây lỗi do nâng cấp hệ thống âm thanh và rất khó phát hiện do hệ thống điện khá phức tạp.
(AutoPro) - Để có âm thanh ưng ý thì ngoài loa, amply chất lượng tốt, còn có rất nhiều điều chúng ta cần lưu tâm. Đừng xem thường những chi tiết nhỏ, rất có thể vì chúng mà bộ âm thanh của bạn chỉ tốt cho việc ngắm!
Thời gian gần đây rộ lên phong trào độ âm thanh xe hơi. Ngoài đầu đọc, amply, dây tín hiệu... thì loa là bộ phận được giới chơi âm thanh chú trọng nhất. Hiện nay, những chiếc xe được độ với dàn loa "khủng", công suất cực lớn không còn là điều hiếm. Vậy với cách độ như vậy có thể tạo ra âm thanh hay?
Loa to chưa hẳn đã hay!
Bạn có thể chi ra cả chục nghìn USD để sắm hệ thống loa Infinity "khủng", công suất cực lớn cho chiếc Altis nhưng chừng đó rất có thể không cải thiện gì về mặt âm thanh, có chăng chỉ là đạt hiệu quả âm thanh to hơn khi vặn volume lớn hơn. Nguyên nhân là loa to chưa hẳn đã hay! Amply, đầu đọc, phân tần, dây tín hệu... cộng với cân chỉnh, cách bố trí hướng âm, không gian rộng hẹp của xe lúc này mới là vấn đề cần đi sâu.
Một chiếc Subwoofer hiệu Infinity
Cách bố trí loa như trên xe nguyên bản là một gợi ý chuẩn mực!
Nếu như nhu cầu của bạn thiên về chất âm thanh hơn là lượng thì cách bố trí loa như trên bản tiêu chuẩn xe bạn là một gợi ý chuẩn mực, vì cách bố trí này đã cho hiệu ứng âm thanh chuẩn với không gian sẵn có. Thông thường là 4 loa trung kích thước 13, 15 inch ở 4 cửa và 2 loa nhỏ vệ tinh 2 bên mặt táp lô. Lúc này bạn cần chú trọng thay thế chính những chiếc loa này với loại “xịn” hơn, sắm thêm subwoofer, amply ví dụ như: Alpine, Infinity, JBL... cùng dây tín hiệu và đầu đọc đủ chất.
Ngoài ra, với phương pháp này bạn có thể tránh được việc đục khoét các cánh cửa, tránh ảnh hưởng đến kết cấu xe, tránh được những thay đổi đột ngột điện áp, chịu tải lớn và cuối cùng là hệ cách âm của xe bạn không bị ảnh hưởng nhiều.
Không nên ham "độ chế" mà thay đổi kết cấu xe
Sử dụng loa subwoofer rời
Với những dòng xe lớn Crossover, SUV có không gian lớn thì việc bố trí loa càng phải có thiết kế, nghiên cứu vì âm thanh có thể loãng và bị triệt tiêu dễ dàng. Hiện tại có hàng loạt subwoofer mẫu mã khỏe đẹp, âm thanh ấn tượng, thuộc các nhãn hiệu có đẳng cấp như JBL, Nakamichi và Infinity. Chúng hầu hết được thiết kế kiểu thùng loa tích hợp ampli, gọn gàng và có nhiều phương án gá bắt chắc chắn trong xe.
Loại siêu trầm này đặc biệt thích hợp với dòng xe 7 chỗ (Captiva, Grandis, Hi-Lander...) vì chúng được thiết kế để có thể đặt lọt vào khe giữa lưng hàng thế thứ ba và cửa sau. Sử dụng kiểu loa rời sẽ giúp loại bỏ việc "chế cháo" của "thợ vườn" đôi khi có thể phá hỏng kết cấu cách âm hay tính năng âm học sẵn có của xe.
Sử dụng dây tín hiệu đúng quy chuẩn
Ngoài ra, chất lượng và quy cách đấu nối dây tín hiệu, dây nguồn có thể quyết định tới 10-15% chất lượng âm thanh của một hệ thống audio. Thông thường càng ít mấu nối càng tốt, dây mềm, làm từ kim loại nguyên chất (thường là bạc, đồng). Đừng tham giá rẻ với các loại dây dẫn chất lượng kém, đôi khi bạn có thể làm hỏng một hệ thống âm thanh tốt bằng loại dây giá rẻ. Một gợi ý cho các tên tuổi nổi tiếng về dây là Mavehike, Pyle Link.
Đặt loa trầm cách xa người nghe; dùng tụ chống nhiễu chuyên dùng
Việc đặt loa subwoofer cũng là điều quan trọng trong bố trí hệ thống. Thông thường, đặt càng xa tai người nghe càng tốt. Đối với những chiếc crossover, minivan, SUV có khoang cabin thông suốt thì nên đặt cụm subwoofer ở sau hàng ghế cuối. Trên ôtô, dàn âm thanh thường bị chi phối bởi các thiết bị điện, có tới hàng chục đầu dây đấu vào nguồn B+. Do vậy, thường xảy ra hiện tượng loa bị méo tiếng, nổ lục bục khi khởi động xe boặc bóp còi, thậm chí xuất hiện tiếng rít trong loa theo mức nhấn ga. Tình trạng này được xử lý bằng các tụ chống nhiễu chuyên dùng (Engine Noise Suppressor), lắp bổ sung trên đường dây tới nguồn B+.
Lưu ý việc gia tăng phụ tải
Về điện áp, việc lắp thêm các bộ phận âm thanh thường ngốn điện từ máy phát, sau đó đến ắc qui. Nếu không có biện pháp bù, hỗ trợ thì có thể dẫn đến ắc qui hỏng sau đó là máy phát “chết”. Gỉai pháp cho việc này thường là thay ắc qui lớn hơn, máy phát dòng lớn hơn hay tụ bù điện áp.
Sau cùng, trước khi quyết định độ âm thanh, người dùng nên hiểu rõ nhu cầu của mình: cải thiện về chất lượng, âm lượng hay chỉ là kiểu dáng. Sau đó, cần gặp nhà tư vấn và cuối cùng mới xác định kinh phí cho việc đầu tư.
Trên một số dòng xe cao cấp như Mercedes, BMW, Lexus… thì việc thay đổi nên hạn chế vì những mác xe này thường rất nhạy cảm với việc thay đổi dòng điện. Đã có nhiều trường hợp gây lỗi do nâng cấp hệ thống âm thanh và rất khó phát hiện do hệ thống điện khá phức tạp.
Xử lý lái “thoát hiểm” với tốc độ cao
Thực ra đây không phải lời khuyên mới mẻ. Từ trước những năm 60 tại Việt Nam đã có một bài thi lái xe rất vui đề cập đến phản xạ người lái: người của Ban Giám khảo sẽ nấp trong các bụi cây và bất ngờ ném các bó cỏ ra trước mũi xe của thí sinh trên đường thi! Nghe hài hước nhưng thật sự bài thi đã cho người lái quen với việc phản xạ nhanh, tránh được chướng ngại vật nhưng không gây nguy hiểm cho người và xe.
(AutoPro) - “Người Việt không có thói quen xử lý lái tốc độ cao, nên khi khẩn cấp thường đẩy quá giới hạn chịu đựng của xe. Đó là lúc thảm họa xảy ra!”, Chuyên gia đào tạo lái xe an toàn Peter Hackett của Mercedes khẳng định.
“Không ai nắm tay cả ngày suốt sáng”, điều đó luôn đúng với các tài xế. Có những tay lái được tôn vinh “lái hay” nhưng vẫn có thể mắc sai lầm trong những tình huống ngớ ngẩn.
Anh Trung, một tài xế chuyên nghiệp với 20 năm tuổi nghề tại một công ty Xây dựng Hà Nội, nói về một sai lầm như thế: “Cánh đây một năm, trên đường từ Quảng Ninh về Hà Nội, đoạn gần tới Sao Đỏ - lúc đó tôi lái chiếc Daewoo Nubira, đang ngon trớn với tốc độ trên 80km/h thì bất ngờ một con nghé bên đường lồng lên lao vào đầu xe. Tôi chỉ kịp phản ứng theo bản năng giật mạnh lái phải, xe lao ra vệ đường sau đó rơi xuống ruộng. Nhưng do xe lao xuống quá nhanh nên đã bị lật ngửa!”
Bàn về giải pháp cho tình huống khẩn cấp như trên, ông Peter Hackett, Trưởng nhóm Chuyên gia của chương trình Lái xe an toàn với Mercedes Benz, cho biết: “Đa phần người lái đều có phản xạ ngay lập tức mà không tính đến chuyện gì sẽ xảy ra ngay sau đó; xe sẽ không thể theo ý người lái mà bất chấp các quy tắc vật lý thông thường. Trước khi đánh lái phải quan sát xa hơn để phỏng đoán xe sẽ đi về hướng nào. Đừng tập trung hết vào vật thể gây nguy hiểm mà quên quan sát xa - quên đi sự an toàn cho chính mình.”
Hiện nay, việc sở hữu một chiếc xe hơi đã không phải quá xa vời với người Việt. Nhưng cũng chính điều này khiến người dùng dễ dãi với việc sử dụng xe. Hãy trách nhiệm hơn với chính mình bằng việc ghi nhớ vài kinh nghiệm sau:
* Không nên chuyển hướng đột ngột ở tốc độ cao
* Nếu bắt buộc phải chuyển hướng:
- hãy quan sát xa để có thể vẫn kiểm soát được xe sau khi xe đổi hướng
- giật và trả lại lái ngay lập tức để giữ thăng bằng cho xe
* Nên hiểu về xe của mình:
- xe có phanh chống bó cứng ABS vẫn cho phép vừa đánh lái vừa phanh
- xe không ABS, hãy phanh trước khi đánh lái hoặc chỉ phanh gấp khi xe chuyển động thẳng
- xe dẫn động cầu trước (Camry, Altis, Lacetti, Civic…vv) đánh lái nhanh ở tốc độ cao có thể bị trượt lái (vòng cua không thể hẹp theo tay lái).
- xe dẫn động cầu sau (BMW, Mercedes,…) đánh lái nhanh có thể dẫn đến việc xe “quăng đuôi” - drift ngoài ý muốn. Những dòng xe này nên luôn bật ESP
- xe trọng tâm cao (Land Cruiser, Lexus GX, Mercedes GL…) có khả năng lật cao hơn xe sedan rất nhiều nếu chuyển hướng đột ngột ở tốc độ cao
* Luôn chuẩn bị cho tình huống xấu nhất:
- không bám sát xe trước ở tốc độ cao. Kể cả ở khoảng cách an toàn cũng nên chạy lệch (không trên cùng một trục tâm đường) với xe trước để “có đất” tránh nếu xe trước phanh đột ngột.
- không đi quá sát phân cách đường. Tai ương có thể tới từ nơi bạn không ngờ tới (người nhảy qua đường, súc vật nuôi chạy, xe ngược chiều hắt nước lên kính xe hoặc tệ hơn, mất lái!)
- giảm tốc độ trên giao lộ
“Và nếu bạn không muốn ghi nhớ những điều này. Hãy đi chậm lại!”. Một cộng sự của Peter Hackett nói.
(AutoPro) - “Người Việt không có thói quen xử lý lái tốc độ cao, nên khi khẩn cấp thường đẩy quá giới hạn chịu đựng của xe. Đó là lúc thảm họa xảy ra!”, Chuyên gia đào tạo lái xe an toàn Peter Hackett của Mercedes khẳng định.
“Không ai nắm tay cả ngày suốt sáng”, điều đó luôn đúng với các tài xế. Có những tay lái được tôn vinh “lái hay” nhưng vẫn có thể mắc sai lầm trong những tình huống ngớ ngẩn.
Anh Trung, một tài xế chuyên nghiệp với 20 năm tuổi nghề tại một công ty Xây dựng Hà Nội, nói về một sai lầm như thế: “Cánh đây một năm, trên đường từ Quảng Ninh về Hà Nội, đoạn gần tới Sao Đỏ - lúc đó tôi lái chiếc Daewoo Nubira, đang ngon trớn với tốc độ trên 80km/h thì bất ngờ một con nghé bên đường lồng lên lao vào đầu xe. Tôi chỉ kịp phản ứng theo bản năng giật mạnh lái phải, xe lao ra vệ đường sau đó rơi xuống ruộng. Nhưng do xe lao xuống quá nhanh nên đã bị lật ngửa!”
Bàn về giải pháp cho tình huống khẩn cấp như trên, ông Peter Hackett, Trưởng nhóm Chuyên gia của chương trình Lái xe an toàn với Mercedes Benz, cho biết: “Đa phần người lái đều có phản xạ ngay lập tức mà không tính đến chuyện gì sẽ xảy ra ngay sau đó; xe sẽ không thể theo ý người lái mà bất chấp các quy tắc vật lý thông thường. Trước khi đánh lái phải quan sát xa hơn để phỏng đoán xe sẽ đi về hướng nào. Đừng tập trung hết vào vật thể gây nguy hiểm mà quên quan sát xa - quên đi sự an toàn cho chính mình.”
Hiện nay, việc sở hữu một chiếc xe hơi đã không phải quá xa vời với người Việt. Nhưng cũng chính điều này khiến người dùng dễ dãi với việc sử dụng xe. Hãy trách nhiệm hơn với chính mình bằng việc ghi nhớ vài kinh nghiệm sau:
* Không nên chuyển hướng đột ngột ở tốc độ cao
* Nếu bắt buộc phải chuyển hướng:
- hãy quan sát xa để có thể vẫn kiểm soát được xe sau khi xe đổi hướng
- giật và trả lại lái ngay lập tức để giữ thăng bằng cho xe
* Nên hiểu về xe của mình:
- xe có phanh chống bó cứng ABS vẫn cho phép vừa đánh lái vừa phanh
- xe không ABS, hãy phanh trước khi đánh lái hoặc chỉ phanh gấp khi xe chuyển động thẳng
- xe dẫn động cầu trước (Camry, Altis, Lacetti, Civic…vv) đánh lái nhanh ở tốc độ cao có thể bị trượt lái (vòng cua không thể hẹp theo tay lái).
- xe dẫn động cầu sau (BMW, Mercedes,…) đánh lái nhanh có thể dẫn đến việc xe “quăng đuôi” - drift ngoài ý muốn. Những dòng xe này nên luôn bật ESP
- xe trọng tâm cao (Land Cruiser, Lexus GX, Mercedes GL…) có khả năng lật cao hơn xe sedan rất nhiều nếu chuyển hướng đột ngột ở tốc độ cao
* Luôn chuẩn bị cho tình huống xấu nhất:
- không bám sát xe trước ở tốc độ cao. Kể cả ở khoảng cách an toàn cũng nên chạy lệch (không trên cùng một trục tâm đường) với xe trước để “có đất” tránh nếu xe trước phanh đột ngột.
- không đi quá sát phân cách đường. Tai ương có thể tới từ nơi bạn không ngờ tới (người nhảy qua đường, súc vật nuôi chạy, xe ngược chiều hắt nước lên kính xe hoặc tệ hơn, mất lái!)
- giảm tốc độ trên giao lộ
“Và nếu bạn không muốn ghi nhớ những điều này. Hãy đi chậm lại!”. Một cộng sự của Peter Hackett nói.
Chọn cỡ xe phù hợp cùng với nhu cầu
Sự khác biệt này cho thấy một điểm quan trọng: Bạn không thể có được không gian rộng rãi chỉ bằng việc mua cho mình một chiếc xe cỡ lớn, đồng thời đừng nóng vội khi định chọn mua một chiếc xe cỡ vừa hay cỡ nhỏ nếu thực sự cần thêm chỗ ngồi phía sau và không gian để đồ đạc. Tốt nhất, bạn nên cùng cả nhà đến đại lý, ngồi lên xe rồi xác định xem không gian thế nào thì phù hợp với tất cả mọi người.
(AutoPro) - Bạn băn khoăn liệu một mẫu xe đa dụng to như Innova hay một chiếc nhỏ gọn như Yaris phù hợp hơn với gia đình bạn? Có nhiều tiêu chí để biết bạn nên chọn cỡ xe nào.
Trăm nghe không bằng một thấy!
Cách tốt nhất để biết chiếc xe nào có kích cỡ phù hợp không phải là đọc thông số của các nhà sản xuất mà phải cảm nhận trực quan và lái thử, thậm chí với cả gia đình bạn đi cùng.
Rất khó để biết không gian bên trong, vị trí nơi để chân v.v... thế nào là đủ. Vì vậy, để xác định kích thước của xe có phù hợp cho nhu cầu của bạn không thì hãy đi đến một đại lý, ngồi vào trong chiếc xe định mua và xem xét cả nơi để hành lý ở đằng sau.
Thực tế, nhiều mẫu xe, chẳng hạn như Mercedes-Benz CL-Class 2006, nhìn bên ngoài to lớn nhưng không gian bên trong lại chẳng tương thích với bề ngòai. Chiếc coupe bệ vệ này có kích thước nội thất chỉ như một chiếc xe cỡ nhỏ, tuy nhiên nếu tính khoảng cách giữa cầu trước và cầu sau thì xứng đáng được xếp vào hàng xe cỡ lớn.
Nhìn chung, kích cỡ của xe thường tỉ lệ nghịch với sự linh hoạt và khả năng tiết kiệm nhiên liệu, gây nhiều khó khăn cho việc tìm chỗ đậu và tất nhiên là tốn kém hơn. Nhưng chiếc xe lớn lại tạo cho bạn và gia đình sự thoải mái trong các chuyến đi dài...
Bởi vậy lời khuyên của chúng tôi là:
Hãy xem xét một chiếc xe cỡ nhỏ nếu:
• Việc tiết kiệm nhiên liệu là mối quan tâm hàng đầu của bạn.
• Điều khiển linh hoạt cần được ưu tiên.
• Bạn chủ yếu chở theo trẻ em ở ghế sau hoặc chỉ chở người lớn trong khoảng cách gần.
• Nơi bạn thường đậu xe chật hẹp.
• Bạn muốn chi ít hơn 30 ngàn USD cho việc mua xe.
Hãy xem xét một chiếc xe cỡ vừa nếu:
• Bạn cần không gian thoải mái cho bốn người lớn hay hai người lớn và ba trẻ em.
• Bạn thích động cơ mạnh hơn và các tùy chọn sang trọng so với xe cỡ nhỏ.
• Bạn cần xe lớn hơn mà vẫn tiết kiệm nhiên liệu.
• Bạn muốn chi từ 45.000 USD đến 65.000 USD cho chiếc xe sang trọng, thoải mái và xứng đáng nhất với khoản đầu tư của mình.
Hãy xem xét một chiếc xe cỡ lớn nếu:
• Bạn cần không gian thoải mái cho năm người lớn, kể cả trong các chuyến đi xa.
• Bạn muốn thể hiện “đẳng cấp” của mình trên những bánh xe.
• Bạn muốn tận hưởng sự sang trọng bậc nhất và tiền thì không thành vấn đề.
• Việc tiết kiệm nhiên liệu không phải là điều cần bận tâm.
• Chiếc xe càng lớn, bạn càng thấy an toàn.
Và cuối cùng, đừng ham xe nhiều chỗ!
Một thực tế là các xe 7 chỗ hiếm khi đi đủ người, thông thường chỉ một đến hai người trên xe. Do vậy, bạn không nên mua một chiếc xe gia đình 7 chỗ chỉ để dùng một hai lần trong năm - trừ khi xe để kinh doanh. Xe thiết kế để chở nhiều người nhưng không khai thác hết sẽ dẫn đến lãng phí nhiên liệu, chiếm dụng không gian...vv. Hơn nữa, đa phần các xe 7 chỗ đều có hàng ghế thứ 3 rất chật hẹp chỉ thích hợp cho trẻ nhỏ, tính thực tế không cao - hay nói cách khác, đây chỉ là chiêu bài của nhà sản xuất đánh vào lòng tham của khách hàng!
Trăm nghe không bằng một thấy!
Cách tốt nhất để biết chiếc xe nào có kích cỡ phù hợp không phải là đọc thông số của các nhà sản xuất mà phải cảm nhận trực quan và lái thử, thậm chí với cả gia đình bạn đi cùng.
Rất khó để biết không gian bên trong, vị trí nơi để chân v.v... thế nào là đủ. Vì vậy, để xác định kích thước của xe có phù hợp cho nhu cầu của bạn không thì hãy đi đến một đại lý, ngồi vào trong chiếc xe định mua và xem xét cả nơi để hành lý ở đằng sau.
Thực tế, nhiều mẫu xe, chẳng hạn như Mercedes-Benz CL-Class 2006, nhìn bên ngoài to lớn nhưng không gian bên trong lại chẳng tương thích với bề ngòai. Chiếc coupe bệ vệ này có kích thước nội thất chỉ như một chiếc xe cỡ nhỏ, tuy nhiên nếu tính khoảng cách giữa cầu trước và cầu sau thì xứng đáng được xếp vào hàng xe cỡ lớn.
Nhìn chung, kích cỡ của xe thường tỉ lệ nghịch với sự linh hoạt và khả năng tiết kiệm nhiên liệu, gây nhiều khó khăn cho việc tìm chỗ đậu và tất nhiên là tốn kém hơn. Nhưng chiếc xe lớn lại tạo cho bạn và gia đình sự thoải mái trong các chuyến đi dài...
Bởi vậy lời khuyên của chúng tôi là:
Hãy xem xét một chiếc xe cỡ nhỏ nếu:
• Việc tiết kiệm nhiên liệu là mối quan tâm hàng đầu của bạn.
• Điều khiển linh hoạt cần được ưu tiên.
• Bạn chủ yếu chở theo trẻ em ở ghế sau hoặc chỉ chở người lớn trong khoảng cách gần.
• Nơi bạn thường đậu xe chật hẹp.
• Bạn muốn chi ít hơn 30 ngàn USD cho việc mua xe.
Hãy xem xét một chiếc xe cỡ vừa nếu:
• Bạn cần không gian thoải mái cho bốn người lớn hay hai người lớn và ba trẻ em.
• Bạn thích động cơ mạnh hơn và các tùy chọn sang trọng so với xe cỡ nhỏ.
• Bạn cần xe lớn hơn mà vẫn tiết kiệm nhiên liệu.
• Bạn muốn chi từ 45.000 USD đến 65.000 USD cho chiếc xe sang trọng, thoải mái và xứng đáng nhất với khoản đầu tư của mình.
Hãy xem xét một chiếc xe cỡ lớn nếu:
• Bạn cần không gian thoải mái cho năm người lớn, kể cả trong các chuyến đi xa.
• Bạn muốn thể hiện “đẳng cấp” của mình trên những bánh xe.
• Bạn muốn tận hưởng sự sang trọng bậc nhất và tiền thì không thành vấn đề.
• Việc tiết kiệm nhiên liệu không phải là điều cần bận tâm.
• Chiếc xe càng lớn, bạn càng thấy an toàn.
Và cuối cùng, đừng ham xe nhiều chỗ!
Một thực tế là các xe 7 chỗ hiếm khi đi đủ người, thông thường chỉ một đến hai người trên xe. Do vậy, bạn không nên mua một chiếc xe gia đình 7 chỗ chỉ để dùng một hai lần trong năm - trừ khi xe để kinh doanh. Xe thiết kế để chở nhiều người nhưng không khai thác hết sẽ dẫn đến lãng phí nhiên liệu, chiếm dụng không gian...vv. Hơn nữa, đa phần các xe 7 chỗ đều có hàng ghế thứ 3 rất chật hẹp chỉ thích hợp cho trẻ nhỏ, tính thực tế không cao - hay nói cách khác, đây chỉ là chiêu bài của nhà sản xuất đánh vào lòng tham của khách hàng!
Chọn mũ bảo hiểm dành cho mùa Đông
Với những chiếc mũ bảo hiểm hiện đang được bày bán trên thị trường, việc lựa chọn cho mình một chiếc mũ bảo hiểm đều được thông qua kiểu dáng và tem chất lượng của mũ. Ngoài ra, sử dụng sao cho đúng cách dường như vẫn không được nhiều người chú ý tới. Không có tài liệu hướng dẫn cụ thể, người sử dụng mũ bảo hiểm rất có thể gặp phải những sự cố đáng tiếc khi tham gia giao thông. Thậm chí, vào những ngày đông giá rét, nếu không biết cách sử dụng rất dễ bị những bệnh về đường hô hấp như viêm họng, cảm lạnh, sổ mũi...
(AutoPro) - Cảm lạnh, viêm họng trong mùa đông giá rét đều có thể phòng tránh nếu biết chọn và sử dụng mũ bảo hiểm đúng cách.
Sơ đồ phân bổ % khả năng bảo vệ trên mũ bảo hiểm, tỉ lệ % càng cao là mũ bảo hiểm càng bảo đảm an toàn
Mũ bảo hiểm thường được chia làm 3 loại:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, diện tích che chắn quyết định lớn tới khả năng bảo vệ của mũ bảo hiểm. Dựa trên các nghiên cứu thực tiễn áp dụng với 3 loại mũ bảo hiểm phổ biến nhất, mũ càng nhỏ càng khiến nguy cơ gặp chấn thương đối với vùng đầu càng cao. Ngoài ra, diện tích bảo vệ của mũ bảo hiểm cũng tỉ lệ thuận với khả năng bảo vệ các tay lái tránh được các tác động của thời tiết.
Mũ bảo hiểm nửa đầu không có khả năng giữ ấm cũng như an toàn.
Mũ bảo hiểm nửa đầu (1/3 diện tích đầu được bảo vệ):
Loại mũ này có ưu điểm là khá nhẹ, tiện dụng. hế nhưng nó là một trong những chiếc mũ "tồi nhất" để bảo vệ đầu. Chỉ chiếm khoảng dưới 20% diện tích bảo vệ đầu, mọi nguy hiểm vẫn có thể xảy ra. Kiểu mũ này sẽ phù hợp hơn trong mùa hè nóng nực. Nhược điểm của loại mũ này chính là trọng lượng nhẹ, không có độ kín gió, và nếu có được lắp thêm kính chắn gió thì mũ nửa đầu vẫn không có được sự ổn định do không có thiết kế ôm sát đầu. Với mùa đông lạnh giá, khi sử dụng những chiếc mũ loại nửa đầu này, người sử dụng khó bảo vệ tốt sức khỏe. Loại mũ này chỉ có thể sử dụng tốt nhất khi di chuyển trong thành phố vào mùa hè, với tốc độ thấp.
Mũ bảo hiểm 3/4 đầu loại có kính và không kính.
Mũ bảo hiểm không có bảo vệ hàm (3/4 diện tích đầu được bảo vệ):
Đây là loại mũ bảo hiểm khá phổ biến ở những nước có giao thông phát triển cao. Chiếm 67% diện tích bảo vệ vùng đầu, mũ bảo hiểm loại 3/4 này được sử dụng nhiều trong giao thông đô thị Châu Âu. Thế nhưng, ở Việt Nam, những chiếc mũ kiểu này thường không được ưa chuộng bởi sự bất tiện so với kiểu mũ nửa đầu. Ngoài ra, nó cũng gây ra sự nóng nực vào mùa hè và không có nhiều kích cỡ để chọn lựa. Vào mùa đông, với chiếc mũ bảo hiểm 3/4 đầu được trang bị một chiếc kính chắn gió luôn tạo ra sự cản gió tốt và mang lại sự ấm áp cho người điều khiển. Tuy vậy, với chiếc kính chắn gió không thật sự kín, cơ hội cho gió lạnh lùa vào vẫn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra, loại mũ 3/4 đầu không có kính chắn gió sẽ có hiệu quả thấp khi sử dụng khi đi xa.
Mũ bảo hiểm có bảo vệ hàm (bảo vệ kín đầu):
Có khả năng bảo vệ phần đầu một cách hiệu quả nhất, mũ bảo hiểm loại trùm kín này mang lại sự kín gió và an toàn ngay cả khi vận hành ở tốc độ cao và khi đi đường trường. Tuy nhiên, loại mũ này lại gây ra sự bất cập khi sử dụng trong giao thông đô thị vì cồng kềnh và nặng. Với việc bao bọc kín lấy vùng đầu, người điều khiển luôn phải bỏ hẳn mũ ra khi muốn nói chuyện. Bù lại, đây lại là loại mũ khá phù hợp vào mùa đông giá rét.Khả năng chắn gió tốt và độ ôm đầu cao mang lại sự chắc chắn cho người sử dụng. Tuy nhiên, với loại mũ này, phần cổ của người điều khiển vẫn có khả năng bị gió lạnh xâm nhập.
Sử dụng mũ bảo hiểm đúng cách vào mùa đông:
Với mũ 3/4 đầu và mũ bảo hiểm bảo vệ kín đầu, đây là hai loại mũ có thể sử dụng tốt nhất trong mùa đông. Tuy nhiên bạn cần trang bị thêm những phụ kiện có khả năng giữ ấm cho cơ thể như:
- Khẩu trang: Một chiếc khẩu trang loại trùm phủ cổ mang lại sự ấm áp cho phần mặt của người điều khiển.
- Khăn quàng: Chỉ cần quấn vài vòng quanh cổ, chiếc khăn quàng có thể giữ ấm tốt cho vùng cổ họng.
- Mũ lót: Với mọi loại mũ bảo hiểm, một chiếc mũ lót đầu luôn là cần thiết. Bởi nó mang lại sự ấm áp cho toàn bộ vùng đầu cũng như giúp cho người sử dụng không gặp phải những mùi khó chịu do mồ hôi trên da đầu tiếp xúc trực tiếp với lớp lót của mũ bảo hiểm. Chiếc mũ lót còn có thể tăng khả năng ôm chặt đầu của mũ bảo hiểm và dễ dàng giặt sạch.
- Khăn lau sạch: Khi sử dụng mũ có kính chắn gió thì việc mang theo mình một chiếc khăn sạch sẽ giúp cho việc vệ sinh kính chắn gió được sạch sẽ. Đồng thời mạng lại cho kính độ trong và sáng tốt nhất.
Ngoài đảm bảo an toàn, chiếc mũ bảo hiểm loại trùm kín đầu cũng bảo vệ sức khỏe
Cách lựa chọn một chiếc mũ bảo hiểm tốt:
Đối với loại mũ bảo hiểm sử dụng vào mùa đông, điều quan trọng nhất là chiếc mũ có khả năng chắn gió cũng như khả năng giữ ấm tốt. Điều này được thể hiện qua những chi tiết sau:
- Lớp mút phía trong mũ dầy.
- Kích thước của mũ đảm bảo phải vừa kích thước đầu. Không được phép quá rộng hoặc quá chật.
- Bề mặt kính chắn gió phải có độ trong tốt, không bị biến dạng hình khi nhìn xuyên qua.
- Nên chọn loại mũ đã được kiểm định đạt tiêu chuẩn về an toàn chất lượng.
Giữ ấm cơ thể trong mùa đông giá lạnh là rất quan trọng, ngoài việc giữ ấm và bảo vệ an toàn cho đầu, bạn cũng nên bảo vệ cơ thể bằng những bộ quần áo, giầy tất và găng tay ấm.
(AutoPro) - Cảm lạnh, viêm họng trong mùa đông giá rét đều có thể phòng tránh nếu biết chọn và sử dụng mũ bảo hiểm đúng cách.
Sơ đồ phân bổ % khả năng bảo vệ trên mũ bảo hiểm, tỉ lệ % càng cao là mũ bảo hiểm càng bảo đảm an toàn
Mũ bảo hiểm thường được chia làm 3 loại:
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, diện tích che chắn quyết định lớn tới khả năng bảo vệ của mũ bảo hiểm. Dựa trên các nghiên cứu thực tiễn áp dụng với 3 loại mũ bảo hiểm phổ biến nhất, mũ càng nhỏ càng khiến nguy cơ gặp chấn thương đối với vùng đầu càng cao. Ngoài ra, diện tích bảo vệ của mũ bảo hiểm cũng tỉ lệ thuận với khả năng bảo vệ các tay lái tránh được các tác động của thời tiết.
Mũ bảo hiểm nửa đầu không có khả năng giữ ấm cũng như an toàn.
Mũ bảo hiểm nửa đầu (1/3 diện tích đầu được bảo vệ):
Loại mũ này có ưu điểm là khá nhẹ, tiện dụng. hế nhưng nó là một trong những chiếc mũ "tồi nhất" để bảo vệ đầu. Chỉ chiếm khoảng dưới 20% diện tích bảo vệ đầu, mọi nguy hiểm vẫn có thể xảy ra. Kiểu mũ này sẽ phù hợp hơn trong mùa hè nóng nực. Nhược điểm của loại mũ này chính là trọng lượng nhẹ, không có độ kín gió, và nếu có được lắp thêm kính chắn gió thì mũ nửa đầu vẫn không có được sự ổn định do không có thiết kế ôm sát đầu. Với mùa đông lạnh giá, khi sử dụng những chiếc mũ loại nửa đầu này, người sử dụng khó bảo vệ tốt sức khỏe. Loại mũ này chỉ có thể sử dụng tốt nhất khi di chuyển trong thành phố vào mùa hè, với tốc độ thấp.
Mũ bảo hiểm 3/4 đầu loại có kính và không kính.
Mũ bảo hiểm không có bảo vệ hàm (3/4 diện tích đầu được bảo vệ):
Đây là loại mũ bảo hiểm khá phổ biến ở những nước có giao thông phát triển cao. Chiếm 67% diện tích bảo vệ vùng đầu, mũ bảo hiểm loại 3/4 này được sử dụng nhiều trong giao thông đô thị Châu Âu. Thế nhưng, ở Việt Nam, những chiếc mũ kiểu này thường không được ưa chuộng bởi sự bất tiện so với kiểu mũ nửa đầu. Ngoài ra, nó cũng gây ra sự nóng nực vào mùa hè và không có nhiều kích cỡ để chọn lựa. Vào mùa đông, với chiếc mũ bảo hiểm 3/4 đầu được trang bị một chiếc kính chắn gió luôn tạo ra sự cản gió tốt và mang lại sự ấm áp cho người điều khiển. Tuy vậy, với chiếc kính chắn gió không thật sự kín, cơ hội cho gió lạnh lùa vào vẫn có thể ảnh hưởng tới sức khỏe. Ngoài ra, loại mũ 3/4 đầu không có kính chắn gió sẽ có hiệu quả thấp khi sử dụng khi đi xa.
Mũ bảo hiểm có bảo vệ hàm (bảo vệ kín đầu):
Có khả năng bảo vệ phần đầu một cách hiệu quả nhất, mũ bảo hiểm loại trùm kín này mang lại sự kín gió và an toàn ngay cả khi vận hành ở tốc độ cao và khi đi đường trường. Tuy nhiên, loại mũ này lại gây ra sự bất cập khi sử dụng trong giao thông đô thị vì cồng kềnh và nặng. Với việc bao bọc kín lấy vùng đầu, người điều khiển luôn phải bỏ hẳn mũ ra khi muốn nói chuyện. Bù lại, đây lại là loại mũ khá phù hợp vào mùa đông giá rét.Khả năng chắn gió tốt và độ ôm đầu cao mang lại sự chắc chắn cho người sử dụng. Tuy nhiên, với loại mũ này, phần cổ của người điều khiển vẫn có khả năng bị gió lạnh xâm nhập.
Sử dụng mũ bảo hiểm đúng cách vào mùa đông:
Với mũ 3/4 đầu và mũ bảo hiểm bảo vệ kín đầu, đây là hai loại mũ có thể sử dụng tốt nhất trong mùa đông. Tuy nhiên bạn cần trang bị thêm những phụ kiện có khả năng giữ ấm cho cơ thể như:
- Khẩu trang: Một chiếc khẩu trang loại trùm phủ cổ mang lại sự ấm áp cho phần mặt của người điều khiển.
- Khăn quàng: Chỉ cần quấn vài vòng quanh cổ, chiếc khăn quàng có thể giữ ấm tốt cho vùng cổ họng.
- Mũ lót: Với mọi loại mũ bảo hiểm, một chiếc mũ lót đầu luôn là cần thiết. Bởi nó mang lại sự ấm áp cho toàn bộ vùng đầu cũng như giúp cho người sử dụng không gặp phải những mùi khó chịu do mồ hôi trên da đầu tiếp xúc trực tiếp với lớp lót của mũ bảo hiểm. Chiếc mũ lót còn có thể tăng khả năng ôm chặt đầu của mũ bảo hiểm và dễ dàng giặt sạch.
- Khăn lau sạch: Khi sử dụng mũ có kính chắn gió thì việc mang theo mình một chiếc khăn sạch sẽ giúp cho việc vệ sinh kính chắn gió được sạch sẽ. Đồng thời mạng lại cho kính độ trong và sáng tốt nhất.
Ngoài đảm bảo an toàn, chiếc mũ bảo hiểm loại trùm kín đầu cũng bảo vệ sức khỏe
Cách lựa chọn một chiếc mũ bảo hiểm tốt:
Đối với loại mũ bảo hiểm sử dụng vào mùa đông, điều quan trọng nhất là chiếc mũ có khả năng chắn gió cũng như khả năng giữ ấm tốt. Điều này được thể hiện qua những chi tiết sau:
- Lớp mút phía trong mũ dầy.
- Kích thước của mũ đảm bảo phải vừa kích thước đầu. Không được phép quá rộng hoặc quá chật.
- Bề mặt kính chắn gió phải có độ trong tốt, không bị biến dạng hình khi nhìn xuyên qua.
- Nên chọn loại mũ đã được kiểm định đạt tiêu chuẩn về an toàn chất lượng.
Giữ ấm cơ thể trong mùa đông giá lạnh là rất quan trọng, ngoài việc giữ ấm và bảo vệ an toàn cho đầu, bạn cũng nên bảo vệ cơ thể bằng những bộ quần áo, giầy tất và găng tay ấm.
Hiểu và dùng ghế cho bé ở trên xe cho đúng cách
Đừng mua hàng không rõ xuất xứ hay thiếu tem nhãn. Ngay cả hàng được sản xuất tại Trung Quốc nhưng có thông tin đầy đủ về nhà sản xuất sẽ có độ tin cậy cao hơn hàng không rõ xuất xứ - thực tế các hãng lớn đều có nhà máy gia công tại Trung Quốc.
(AutoPro) – Nhiều ông bố bà mẹ đầu tư cả ngàn USD cho một chiếc ghế để an tâm về tính an toàn cho bé nhưng thực tế hiệu quả có khi lại là công cốc! Nhiều khi đơn giản chỉ vì đã không đọc hướng dẫn sử dụng!
Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại ghế.
Đa phần các loại ghế hiện nay được phân loại theo lứa tuổi của bé, nhưng về cơ bản có thể phân làm 3 loại chính: Ghế quay mặt ra sau, Ghế quay mặt trước và Ghế nâng.
1. Ghế quay mặt về sau
Đây là lọai thích hợp cho trẻ mới sinh đến 12 tháng tuổi và cân nặng dưới 10kg. Theo khuyến cáo đối với các xe có túi khí bên ghế phụ thì ghế nên đặt ở băng sau với phần đầu của bé hướng vào thành ghế phụ trước. Loại ghế này có đế tháo rời được nhằm tăng tính tiện dụng và đặc biệt có thể dùng làm nôi xách tay cho trẻ sơ sinh trong khi đế vẫn được gắn trong xe.
Một số nhà sản xuất cũng đưa ra lọai ghế đa dụng vốn có thể chuyển đổi công dụng và tiếp sử dụng cho bé lớn hơn. Ghế của bé được cột cố định trong xe sử dụng hệ thống dây đai an toàn hoặc hệ thống dây chằng LATCH - chữ viết tắt của Lower Anchors and Tethers for Children - Hệ thống dây chằng được sử dụng thay thế cho hệ thống dây an toàn của xe cố định ghế em bé vào xe.
Tuy nhiên để sử dụng LATCH thì xe của bạn phải hỗ trợ chức năng này. Và với các xe nhập Mỹ đời từ năm 2002 trở đi đều hỗ trợ hệ thống LATCH cho ghế trẻ em.
Lưu ý khi sử dụng ghế
Luôn cố định ghế chắc chắn trước khi xe chuyển bánh. Một khi cố định, ghế không được phép xê dịch trong khoảng 2 đến 3cm.
Không bao giờ đặt ghế của bé ở ghế phụ trên xe có túi khí. Trong trường hợp xấu, túi khí bị kích hoạt sẽ bung đúng khu vực đầu của bé, cực kỳ nguy hiểm!
Mặt đệm có thể tháo rời khỏi khung ghế
Một số sản phẩm đa năng hơn với khung bảo về tránh va đập cho bé
2. Ghế quay ra trước cho trẻ em
Là lọai dùng cho trẻ lớn hơn 1 tuổi và nặng trên 10kg.
Lọai ghế này tốt nhất nên để ở ghế sau xe và được cột chắc vào xe thông qua seatbelt hoặc hệ thống dây chằng. Lưu ý là loại ghế này cũng có thể đặt ở ghế trước tuy nhiên đối với xe có túi khí cho ghế khách ở phía trước thì phải tắt hệ thống túi khí để đảm bảo an toàn cho bé (một số xe có nút tắt hoặc tự động ngắt túi khí với đèn báo thường màu vàng và có chữ Passenger Airbag Off).
3. Ghế nâng và ghế nâng không tựa lưng
Khi trẻ lớn thì 2 loại ghế trên không còn phù hợp nữa (khi này cân nặng của bé đã vượt qua cân nặng cho phép đưa ra bởi nhà sản xuất hoặc chiều cao của bé khi ngồi đã vượt qua lưng ghế) thì nên dùng lọai ghế nâng. Thông thường khi trẻ từ 4 tuổi trở lên thì ghế nâng là lựa chọn phù hợp.
Như chúng ta biết, dây an toàn có hiệu quả nhất khi có được quàng qua vai và xuống tới eo. Vậy mục đích của ghế nâng là nâng bé lên để dây an toàn của xe có thể được quàng và vai bé. Và như vậy ghế nâng sẽ không có dây an toàn riêng mà sử dụng dây an toàn của xe.
Thông thường khi bé khoảng 8 tuổi thì không còn cần dùng ghế em bé nữa.
Có tựa lưng
Và không tựa lưng
Lưu ý khi mua ghế
Không có loại ghế nào là tốt nhất hay an toàn nhất như nhà sản xuất quảng cáo! Ghế tốt nhất là ghế được thiết kế đúng tầm tuổi và chiều cao cân nặng của bé.
Đừng nghĩ đắt tiền là tốt! Giá cao, hàng hiệu không có nghĩa ghế an toàn hơn hay dễ sử dụng hơn.
Và cuối cùng, đừng tham ghế đã qua sử dụng (được cho, tặng); nên xem tem sản phẩm hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất để biết khuyến cáo về tuổi thọ của ghế.
Hầu hết loại ghế trẻ em trên xe hơi chưa phổ biến nhiều ở Việt Nam nhưng có thể đặt tại các cửa hàng đồ chơi xe hơi với mức giá khoảng 300 USD trở lên.
(AutoPro) – Nhiều ông bố bà mẹ đầu tư cả ngàn USD cho một chiếc ghế để an tâm về tính an toàn cho bé nhưng thực tế hiệu quả có khi lại là công cốc! Nhiều khi đơn giản chỉ vì đã không đọc hướng dẫn sử dụng!
Trước hết chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại ghế.
Đa phần các loại ghế hiện nay được phân loại theo lứa tuổi của bé, nhưng về cơ bản có thể phân làm 3 loại chính: Ghế quay mặt ra sau, Ghế quay mặt trước và Ghế nâng.
1. Ghế quay mặt về sau
Đây là lọai thích hợp cho trẻ mới sinh đến 12 tháng tuổi và cân nặng dưới 10kg. Theo khuyến cáo đối với các xe có túi khí bên ghế phụ thì ghế nên đặt ở băng sau với phần đầu của bé hướng vào thành ghế phụ trước. Loại ghế này có đế tháo rời được nhằm tăng tính tiện dụng và đặc biệt có thể dùng làm nôi xách tay cho trẻ sơ sinh trong khi đế vẫn được gắn trong xe.
Một số nhà sản xuất cũng đưa ra lọai ghế đa dụng vốn có thể chuyển đổi công dụng và tiếp sử dụng cho bé lớn hơn. Ghế của bé được cột cố định trong xe sử dụng hệ thống dây đai an toàn hoặc hệ thống dây chằng LATCH - chữ viết tắt của Lower Anchors and Tethers for Children - Hệ thống dây chằng được sử dụng thay thế cho hệ thống dây an toàn của xe cố định ghế em bé vào xe.
Tuy nhiên để sử dụng LATCH thì xe của bạn phải hỗ trợ chức năng này. Và với các xe nhập Mỹ đời từ năm 2002 trở đi đều hỗ trợ hệ thống LATCH cho ghế trẻ em.
Lưu ý khi sử dụng ghế
Luôn cố định ghế chắc chắn trước khi xe chuyển bánh. Một khi cố định, ghế không được phép xê dịch trong khoảng 2 đến 3cm.
Không bao giờ đặt ghế của bé ở ghế phụ trên xe có túi khí. Trong trường hợp xấu, túi khí bị kích hoạt sẽ bung đúng khu vực đầu của bé, cực kỳ nguy hiểm!
Mặt đệm có thể tháo rời khỏi khung ghế
Một số sản phẩm đa năng hơn với khung bảo về tránh va đập cho bé
2. Ghế quay ra trước cho trẻ em
Là lọai dùng cho trẻ lớn hơn 1 tuổi và nặng trên 10kg.
Lọai ghế này tốt nhất nên để ở ghế sau xe và được cột chắc vào xe thông qua seatbelt hoặc hệ thống dây chằng. Lưu ý là loại ghế này cũng có thể đặt ở ghế trước tuy nhiên đối với xe có túi khí cho ghế khách ở phía trước thì phải tắt hệ thống túi khí để đảm bảo an toàn cho bé (một số xe có nút tắt hoặc tự động ngắt túi khí với đèn báo thường màu vàng và có chữ Passenger Airbag Off).
3. Ghế nâng và ghế nâng không tựa lưng
Khi trẻ lớn thì 2 loại ghế trên không còn phù hợp nữa (khi này cân nặng của bé đã vượt qua cân nặng cho phép đưa ra bởi nhà sản xuất hoặc chiều cao của bé khi ngồi đã vượt qua lưng ghế) thì nên dùng lọai ghế nâng. Thông thường khi trẻ từ 4 tuổi trở lên thì ghế nâng là lựa chọn phù hợp.
Như chúng ta biết, dây an toàn có hiệu quả nhất khi có được quàng qua vai và xuống tới eo. Vậy mục đích của ghế nâng là nâng bé lên để dây an toàn của xe có thể được quàng và vai bé. Và như vậy ghế nâng sẽ không có dây an toàn riêng mà sử dụng dây an toàn của xe.
Thông thường khi bé khoảng 8 tuổi thì không còn cần dùng ghế em bé nữa.
Có tựa lưng
Và không tựa lưng
Lưu ý khi mua ghế
Không có loại ghế nào là tốt nhất hay an toàn nhất như nhà sản xuất quảng cáo! Ghế tốt nhất là ghế được thiết kế đúng tầm tuổi và chiều cao cân nặng của bé.
Đừng nghĩ đắt tiền là tốt! Giá cao, hàng hiệu không có nghĩa ghế an toàn hơn hay dễ sử dụng hơn.
Và cuối cùng, đừng tham ghế đã qua sử dụng (được cho, tặng); nên xem tem sản phẩm hoặc hướng dẫn của nhà sản xuất để biết khuyến cáo về tuổi thọ của ghế.
Hầu hết loại ghế trẻ em trên xe hơi chưa phổ biến nhiều ở Việt Nam nhưng có thể đặt tại các cửa hàng đồ chơi xe hơi với mức giá khoảng 300 USD trở lên.
Điểm sáng công nghệ - hệ thống đỗ xe tự động của hãng Ford
Theo Ford, đây là một bước tiến nhảy vọt trong công nghệ so với các đối thủ. Nó đã giải quyết được đồng thời 2 vấn đề lớn gây khó chịu thường gặp phải ở hệ thống sử dụng camera, đó là tốc độ và khó điều khiển. Ford còn chỉ ra rằng, xương sống của “ Trợ giúp đỗ xe thông minh” chính là tay lái hỗ trợ năng lượng điện giúp tiết kiệm nhiên liệu tới 5% trong khi lại giảm thiểu khí thải CO2. “Trợ giúp đỗ xe thông minh” giúp lái xe rảnh tay hơn, giảm rủi ro chọn phải những vị trí đậu quá hẹp và vẫn có thể yên tâm ở những vị trí đậu xe dốc.
(AutoPro) - Không cần người lái chỉnh hướng, công nghệ mới của Ford sử dụng trên Lincoln MKS và MKT sẽ giúp bạn quên đi những phiền tóai đỗ xe vào bãi.
Ford giới thiệu hệ thống đỗ xe tự động dành cho dòng xe sedan Lincoln MKS và dòng crossover 7 chỗ hạng sang Lincoln MKT mang tên ‘Trợ giúp đỗ xe thông minh” (Active Park Assist), giúp giảm khó khăn cho người lái khi đưa xe vào những điểm đỗ xe xếp vị trí song song.
Hệ thống này vận hành tương đối đơn giản: lái xe kích hoạt hệ thống bằng động tác bấm nút trên panô công cụ, bộ cảm ứng sẽ đo đạc, xác định thông số và quyết định khả năng có thể đỗ xe vào vị trí đỗ nhất định nào đó hay không. Khi bộ cảm biến xác định mọi thông tin cần thiết, hệ thống sẽ tự động điều khiển bánh lái chuyển hướng đến vị trí đã xác định mà không cần người lái chạm tay vào. Trong suốt quá trình này, nguời lái sẽ điều khiển số, phanh và ga theo hướng dẫn của hệ thống về trạng thái khoảng cách với các vật thể xung được hiển thị trên màn hình. Lái xe có thể ngắt hệ thống bắng cách giữ tay lái và đạp phanh.
Hệ thống “ Trợ giúp đỗ xe thông minh” của Ford khác với hệ thống đỗ xe tự động trên xe Lexus LS ở chỗ, thay vì sử dụng camera, hệ thống dựa trên bộ cảm ứng siêu âm để xác định cách vận hành khả thi nhất cho xe.
Hệ thống hữu dụng này sẽ ra mắt cùng với hai mẫu Lincoln MKS and MKT vào giữa năm 2009. Ford dự định sẽ lắp đặt tay lái điện trên nhiều mẫu xe hơn, có nghĩa là trong tương lai gần, sẽ có nhiều những mẫu xe của Ford được trang bị “ Trợ giúp đỗ xe thông minh”.
(AutoPro) - Không cần người lái chỉnh hướng, công nghệ mới của Ford sử dụng trên Lincoln MKS và MKT sẽ giúp bạn quên đi những phiền tóai đỗ xe vào bãi.
Ford giới thiệu hệ thống đỗ xe tự động dành cho dòng xe sedan Lincoln MKS và dòng crossover 7 chỗ hạng sang Lincoln MKT mang tên ‘Trợ giúp đỗ xe thông minh” (Active Park Assist), giúp giảm khó khăn cho người lái khi đưa xe vào những điểm đỗ xe xếp vị trí song song.
Hệ thống này vận hành tương đối đơn giản: lái xe kích hoạt hệ thống bằng động tác bấm nút trên panô công cụ, bộ cảm ứng sẽ đo đạc, xác định thông số và quyết định khả năng có thể đỗ xe vào vị trí đỗ nhất định nào đó hay không. Khi bộ cảm biến xác định mọi thông tin cần thiết, hệ thống sẽ tự động điều khiển bánh lái chuyển hướng đến vị trí đã xác định mà không cần người lái chạm tay vào. Trong suốt quá trình này, nguời lái sẽ điều khiển số, phanh và ga theo hướng dẫn của hệ thống về trạng thái khoảng cách với các vật thể xung được hiển thị trên màn hình. Lái xe có thể ngắt hệ thống bắng cách giữ tay lái và đạp phanh.
Hệ thống “ Trợ giúp đỗ xe thông minh” của Ford khác với hệ thống đỗ xe tự động trên xe Lexus LS ở chỗ, thay vì sử dụng camera, hệ thống dựa trên bộ cảm ứng siêu âm để xác định cách vận hành khả thi nhất cho xe.
Hệ thống hữu dụng này sẽ ra mắt cùng với hai mẫu Lincoln MKS and MKT vào giữa năm 2009. Ford dự định sẽ lắp đặt tay lái điện trên nhiều mẫu xe hơn, có nghĩa là trong tương lai gần, sẽ có nhiều những mẫu xe của Ford được trang bị “ Trợ giúp đỗ xe thông minh”.
Quá trình để tạo nên kiệt tác xe gỗ!
Cũng chạy theo xu hướng tất yếu nhưng có ý tưởng táo bạo hơn, một sinh viên Đại học bang North Carolina, Joe Harmon và nhóm thợ thủ công của mình, đã nghiên cứu và chế tác ra những chiếc xe bằng gỗ bằng chính đôi tay khéo léo.
Các dự án sản xuất xe sạch đang được các nhà sản xuất ô tô hưởng ứng và thực hiện một cách nghiêm túc và khá hiệu quả.
Những chiếc xe này có vỏ bọc bằng gỗ kết hợp với khung xe cùng với các động cơ V8, 32 van của Cadillac và hệ truyền động cùng hộp số 6 tốc độ của chiếc Chevrolet Corvette hiện đại. Động cơ chẳng thua kém gì so với những động cơ được sản xuất trên dây truyền hiện đại. Thế nhưng điều đặc biệt nằm ở vỏ xe và những chi tiết làm bằng gỗ tinh tế và tỉ mỉ đến kinh ngạc.
Các dự án sản xuất xe sạch đang được các nhà sản xuất ô tô hưởng ứng và thực hiện một cách nghiêm túc và khá hiệu quả.
Những chiếc xe này có vỏ bọc bằng gỗ kết hợp với khung xe cùng với các động cơ V8, 32 van của Cadillac và hệ truyền động cùng hộp số 6 tốc độ của chiếc Chevrolet Corvette hiện đại. Động cơ chẳng thua kém gì so với những động cơ được sản xuất trên dây truyền hiện đại. Thế nhưng điều đặc biệt nằm ở vỏ xe và những chi tiết làm bằng gỗ tinh tế và tỉ mỉ đến kinh ngạc.
Mẹo giữ xe được bền!
Dầu hộp số 2 năm nên thay một lần, hay sau khi xe đi được khoảng 4 vạn km hoặc theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay đã có một số loại xe dùng loại dầu đặc biệt nên không phải thay (ví dụ, Hyundai Veracruz).
(AutoPro) - Những kinh nghiệm vụn vặt nhưng chắc chắn sẽ giúp xe bạn bền hơn!
Dầu hộp số
Ắc-quy và cáp điện
Thông thường ắc quy phải thay sau 2 năm sử dụng nhưng nên kiểm tra 6 tháng một lần. Ắc quy luôn phải được cố định chặt. Các cọc điện luôn phải khô ráo và bắt chặt. Nếu có dấu hiệu ẩm ở đầu cực có thể dùng nước sôi dội cho sạch sau đó xì khô.
Dây cua-roa
Dây cua-roa có thể hoạt động tốt sau khi chạy được từ 10 đến 15 vạn km. Nhưng cũng nên kiểm tra và thay thế nếu dây đai có dấu hiệu rạn nứt, chùng, hoặc khi có tiếng rít “ken két” bất thường từ động cơ. Dây cua-roa trên xe hiện nay thường chỉ dùng một sợi, nếu đứt, lỏng có thể khiến mọi hoạt động của động cơ bị tê liệt.
Phanh
Nên kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ hệ thống phanh hằng năm. Lưu ý: Hệ thống phanh tốt sẽ không có dấu hiệu ẩm ở các đầu khớp nối dẫn dầu.
Lọc gió ca-bin
Nên thay hằng năm. Hoặc trong điều kiện Việt Nam, mỗi khi thấy hệ thống điều hòa “chậm lạnh” cũng nên kiểm tra. Lưu ý: Lọc gió bẩn có thể tạo ra tiếng động lạ khi bật quạt gió ở tốc độ cao.
Bơm mỡ gầm
Một "vú mỡ” ở hệ thống treo
Đa phần xe đời mới đều đã bỏ ‘vú mỡ” - van để bơm mỡ bôi trơn, nhưng ở một số xe vẫn sử dụng (nên xem hướng dẫn sử dụng xe). Nếu xe có “vú mỡ”, hãy bơm mỡ mới sau 6 đến 8 tháng xe hoạt động. Các chi tiết hay có “vú mỡ” là hệ thống lái, trục cardan, bi “chữ thập”, các trục của hệ treo gầm.
Kiểm tra đèn báo
Ký hiệu động cơ báo vàng trên bảng đồng hồ trung tâm
Nếu xe vẫn hoạt động nhưng đèn ký hiệu động cơ báo vàng, xe có thể gặp trục trặc ở hệ thống xả hoặc cảm biến khí thải. Trường hợp này đừng tự sửa! Hãy mang xe đến gara có máy scan qua cổng OBD để kiểm tra ngay. Nếu đèn báo vàng nhấp nháy liên tục, động cơ có thể đã có “bệnh nặng” và cần phải điều trị ngay lập tức tại các gara có máy scan.
Đánh bóng sơn
Một năm có thể đánh bóng sơn xe 1 đến 2 lần. Trái với suy nghĩ “đánh bóng xe sẽ mòn sơn”, đánh bóng đúng quy chuẩn sẽ giúp xe bền màu hơn. Lưu ý: Không đánh bóng kính lái, mắt thường không thể nhận thấy vết đánh bóng trên kính nhưng khi trời mưa hoặc đi đêm những vết cực nhỏ này sẽ khiến bạn lóa mắt khi có đèn xe ngược chiều.
Nước làm mát
Hằng tháng nên kiểm tra mức nước làm mát động cơ trên bình nhựa (thường màu trắng và có 2 vạch Min và Max) có chữ Coolant trong khoang động cơ. Nếu mức nước thấp hơn vạch Min hãy bổ sung bằng dung dịch chống đóng cặn pha với nước sạch theo tỷ lệ 50/50. Các loại dung dịch chống đóng cặn thường có bán tại tất cả các gara. Và kể cả xe mới cũng nên thay toàn bộ nước làm mát sau 1 năm sử dụng (có thể từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng/lần, tùy hãng).
Lọc gió động cơ
Lọc gió nên thay hằng năm. Nhưng mỗi lần thay dầu máy nên kiểm tra lọc gió. Nếu lọc có dấu hiệu quá bẩn, rách trước thời hạn cũng nên thay mới.
Dầu máy và lọc dầu
Xe chạy sau sáu tháng hoặc 5000km nên thay dầu và lọc dầu. Lưu ý: Thay đúng chủng loại dầu theo hướng dẫn sử dụng và nhắc người thay dầu chọn đúng loại cho máy xăng hay máy diesel.
Hệ thống xả
Mỗi khi thay dầu nên kiểm tra luôn hệ thống xả. Các vật dễ bắt lửa vướng vào ống xả có thể gây đại họa cháy xe. Bất kỳ vết rò rỉ nào trên đường xả phải được xử lý ngay - hãy tưởng tượng xe bạn bị hở ống xả trên những con đường về quê đầy rơm rạ!
Lọc nhiên liệu
Thời gian quy định của mỗi hãng xe có thể khác nhau, nhưng với chất lượng nhiên liệu tại Việt Nam nên thay lọc sau khi xe chạy 1 năm hoặc khoảng 5 vạn km.
Dầu trợ lực lái
Kiểm tra mức dầu khi xe đã nổ máy. Nếu mức dầu ở dưới mức Min cần bổ sung ngay với đúng chủng loại dầu nhà sản xuất yêu cầu (thường được ghi ngay trên nắp hộp).
Bu-gi
Thời gian thay mới bu-gi cũng tùy thuộc vào nhà sản xuất. Nhưng thường trong khoảng xe chạy được 10 vạn km đến 15 vạn km là nên thay mới. Lưu ý: Nên thay bu-gi đúng theo chủng loại và thông số của nhà sản xuất yêu cầu.
Hệ thống treo và lái
Nên kiểm tra hằng năm. Thay đồ mới nếu giảm xóc có dấu hiệu ẩm hoặc loang dầu, rô-tuyn lái rơ. Dấu hiệu cho thấy hệ thống treo và lái có vấn đề là lốp mòn không đều và xe thường xóc gằn khi vào “ổ gà”.
Lốp
Nên kiểm tra áp suất lốp trong mỗi lần thay dầu hay rửa xe. Luôn bơm lốp theo thông số áp suất của nhà sản xuất. Nếu bơm “non”, xe tốn xăng, chạy ì; bơm căng quá, xe xóc và sẽ ảnh hưởng đến quãng đường phanh.
Nước rửa kính
Nên kiểm tra thường xuyên. Đừng đổ nước lã, gạt nước có thể làm xước kính. Dùng dung dịch rửa kính chuyên dụng pha với nước sạch.
Cao su gạt nước
Nên thay sau một năm sử dụng, không kể đi ít hay đi nhiều. Hoặc khi phun nước rửa kính, lưỡi gạt phát tiếng kêu “ken két” - dấu hiệu cao su bị trơ cứng, đến lúc phải thay mới.
(AutoPro) - Những kinh nghiệm vụn vặt nhưng chắc chắn sẽ giúp xe bạn bền hơn!
Dầu hộp số
Ắc-quy và cáp điện
Thông thường ắc quy phải thay sau 2 năm sử dụng nhưng nên kiểm tra 6 tháng một lần. Ắc quy luôn phải được cố định chặt. Các cọc điện luôn phải khô ráo và bắt chặt. Nếu có dấu hiệu ẩm ở đầu cực có thể dùng nước sôi dội cho sạch sau đó xì khô.
Dây cua-roa
Dây cua-roa có thể hoạt động tốt sau khi chạy được từ 10 đến 15 vạn km. Nhưng cũng nên kiểm tra và thay thế nếu dây đai có dấu hiệu rạn nứt, chùng, hoặc khi có tiếng rít “ken két” bất thường từ động cơ. Dây cua-roa trên xe hiện nay thường chỉ dùng một sợi, nếu đứt, lỏng có thể khiến mọi hoạt động của động cơ bị tê liệt.
Phanh
Nên kiểm tra và bảo dưỡng toàn bộ hệ thống phanh hằng năm. Lưu ý: Hệ thống phanh tốt sẽ không có dấu hiệu ẩm ở các đầu khớp nối dẫn dầu.
Lọc gió ca-bin
Nên thay hằng năm. Hoặc trong điều kiện Việt Nam, mỗi khi thấy hệ thống điều hòa “chậm lạnh” cũng nên kiểm tra. Lưu ý: Lọc gió bẩn có thể tạo ra tiếng động lạ khi bật quạt gió ở tốc độ cao.
Bơm mỡ gầm
Một "vú mỡ” ở hệ thống treo
Đa phần xe đời mới đều đã bỏ ‘vú mỡ” - van để bơm mỡ bôi trơn, nhưng ở một số xe vẫn sử dụng (nên xem hướng dẫn sử dụng xe). Nếu xe có “vú mỡ”, hãy bơm mỡ mới sau 6 đến 8 tháng xe hoạt động. Các chi tiết hay có “vú mỡ” là hệ thống lái, trục cardan, bi “chữ thập”, các trục của hệ treo gầm.
Kiểm tra đèn báo
Ký hiệu động cơ báo vàng trên bảng đồng hồ trung tâm
Nếu xe vẫn hoạt động nhưng đèn ký hiệu động cơ báo vàng, xe có thể gặp trục trặc ở hệ thống xả hoặc cảm biến khí thải. Trường hợp này đừng tự sửa! Hãy mang xe đến gara có máy scan qua cổng OBD để kiểm tra ngay. Nếu đèn báo vàng nhấp nháy liên tục, động cơ có thể đã có “bệnh nặng” và cần phải điều trị ngay lập tức tại các gara có máy scan.
Đánh bóng sơn
Một năm có thể đánh bóng sơn xe 1 đến 2 lần. Trái với suy nghĩ “đánh bóng xe sẽ mòn sơn”, đánh bóng đúng quy chuẩn sẽ giúp xe bền màu hơn. Lưu ý: Không đánh bóng kính lái, mắt thường không thể nhận thấy vết đánh bóng trên kính nhưng khi trời mưa hoặc đi đêm những vết cực nhỏ này sẽ khiến bạn lóa mắt khi có đèn xe ngược chiều.
Nước làm mát
Hằng tháng nên kiểm tra mức nước làm mát động cơ trên bình nhựa (thường màu trắng và có 2 vạch Min và Max) có chữ Coolant trong khoang động cơ. Nếu mức nước thấp hơn vạch Min hãy bổ sung bằng dung dịch chống đóng cặn pha với nước sạch theo tỷ lệ 50/50. Các loại dung dịch chống đóng cặn thường có bán tại tất cả các gara. Và kể cả xe mới cũng nên thay toàn bộ nước làm mát sau 1 năm sử dụng (có thể từ 500 ngàn đến 1 triệu đồng/lần, tùy hãng).
Lọc gió động cơ
Lọc gió nên thay hằng năm. Nhưng mỗi lần thay dầu máy nên kiểm tra lọc gió. Nếu lọc có dấu hiệu quá bẩn, rách trước thời hạn cũng nên thay mới.
Dầu máy và lọc dầu
Xe chạy sau sáu tháng hoặc 5000km nên thay dầu và lọc dầu. Lưu ý: Thay đúng chủng loại dầu theo hướng dẫn sử dụng và nhắc người thay dầu chọn đúng loại cho máy xăng hay máy diesel.
Hệ thống xả
Mỗi khi thay dầu nên kiểm tra luôn hệ thống xả. Các vật dễ bắt lửa vướng vào ống xả có thể gây đại họa cháy xe. Bất kỳ vết rò rỉ nào trên đường xả phải được xử lý ngay - hãy tưởng tượng xe bạn bị hở ống xả trên những con đường về quê đầy rơm rạ!
Lọc nhiên liệu
Thời gian quy định của mỗi hãng xe có thể khác nhau, nhưng với chất lượng nhiên liệu tại Việt Nam nên thay lọc sau khi xe chạy 1 năm hoặc khoảng 5 vạn km.
Dầu trợ lực lái
Kiểm tra mức dầu khi xe đã nổ máy. Nếu mức dầu ở dưới mức Min cần bổ sung ngay với đúng chủng loại dầu nhà sản xuất yêu cầu (thường được ghi ngay trên nắp hộp).
Bu-gi
Thời gian thay mới bu-gi cũng tùy thuộc vào nhà sản xuất. Nhưng thường trong khoảng xe chạy được 10 vạn km đến 15 vạn km là nên thay mới. Lưu ý: Nên thay bu-gi đúng theo chủng loại và thông số của nhà sản xuất yêu cầu.
Hệ thống treo và lái
Nên kiểm tra hằng năm. Thay đồ mới nếu giảm xóc có dấu hiệu ẩm hoặc loang dầu, rô-tuyn lái rơ. Dấu hiệu cho thấy hệ thống treo và lái có vấn đề là lốp mòn không đều và xe thường xóc gằn khi vào “ổ gà”.
Lốp
Nên kiểm tra áp suất lốp trong mỗi lần thay dầu hay rửa xe. Luôn bơm lốp theo thông số áp suất của nhà sản xuất. Nếu bơm “non”, xe tốn xăng, chạy ì; bơm căng quá, xe xóc và sẽ ảnh hưởng đến quãng đường phanh.
Nước rửa kính
Nên kiểm tra thường xuyên. Đừng đổ nước lã, gạt nước có thể làm xước kính. Dùng dung dịch rửa kính chuyên dụng pha với nước sạch.
Cao su gạt nước
Nên thay sau một năm sử dụng, không kể đi ít hay đi nhiều. Hoặc khi phun nước rửa kính, lưỡi gạt phát tiếng kêu “ken két” - dấu hiệu cao su bị trơ cứng, đến lúc phải thay mới.
Giải pháp đậu xe trong tương lai: Gập đôi xe!
Hiện tại, Daniel là sinh viên tại đại học Montclair State, New Jersey. Anh theo học chuyên ngành thiết kế công nghiệp (mĩ thuật công nghiệp) và đang làm công việc tính toán để lựa chọn xem động cơ điện hay động cơ tế bào năng lượng hydrogen sẽ phù hợp với chiếc xe kiểu Transformer này.
(AutoPro)- Không cần phải xem bộ phim Transformers mới được nhìn điều đó.
Những giải pháp hiện được áp dụng là các công nghệ dẫn hướng vệ tinh và các cảm biến, camera trên xe, cũng như các mẫu xe hơi nhỏ gọn như Tata Nano và những chiếc xe 3 bánh như Carver One. Nhưng nhà thiết kế 22 tuổi người Anh Daniel Bailey có giải pháp khác cho những người vẫn ưa thích chiếc xe hơi bề thế: đó là gập đôi chiếc xe của họ lại khi đậu xe.
Chiếc xe mới ở giai đoạn bản vẽ này mang tên BRB Evolution, với thiết kế trộn lẫn phong cách của Lamborghini Murcielago và Peugeot 908. Được định hướng trở thành 1 chiếc xe thể thao 2 chỗ có chiều cao rất thấp, trang bị động cơ điện, cảm hứng làm nên BRB đến từ 2 vấn đề lớn của London, thành phố mà Bailey đang sống: ô nhiễm và kẹt xe.
Chiếc xe của Bailey khi gập vào thậm chí có thể đậu vừa lối đi giữa 2 xe thông thường trong bãi đỗ. Nguyên lý điều khiển gập chiếc xe hoàn toàn tự động: nhấn nút trên ổ khóa sau khi rời khỏi xe, cửa sẽ tự động đóng lại, hai trục nhỏ có con lăn ở gầm phía đuôi xe sẽ hạ xuống, rồi di chuyển về phía trước, nhờ đó gập đôi chiếc xe lại; hai phần của xe nối với nhau bởi một khớp nối kiểu bản lề. Chiếc xe sau khi gập lại chỉ có chiều dài bằng 1 nửa ban đầu, những con lăn này sau đó sẽ chuyển hướng chiếc xe và đưa nó vào vị trí đậu xe.
Tuy nhiên, vấn đề mà người viết bài băn khoăn là với khớp nối kiểu bản lề, độ cứng vững của khung xe sẽ thế nào? Bên cạnh đó, hình vẽ cho thấy phần mũi xe sẽ phải rê trên mặt đất, mà 2 con lăn thì chỉ ở phía sau!
(AutoPro)- Không cần phải xem bộ phim Transformers mới được nhìn điều đó.
Những giải pháp hiện được áp dụng là các công nghệ dẫn hướng vệ tinh và các cảm biến, camera trên xe, cũng như các mẫu xe hơi nhỏ gọn như Tata Nano và những chiếc xe 3 bánh như Carver One. Nhưng nhà thiết kế 22 tuổi người Anh Daniel Bailey có giải pháp khác cho những người vẫn ưa thích chiếc xe hơi bề thế: đó là gập đôi chiếc xe của họ lại khi đậu xe.
Chiếc xe mới ở giai đoạn bản vẽ này mang tên BRB Evolution, với thiết kế trộn lẫn phong cách của Lamborghini Murcielago và Peugeot 908. Được định hướng trở thành 1 chiếc xe thể thao 2 chỗ có chiều cao rất thấp, trang bị động cơ điện, cảm hứng làm nên BRB đến từ 2 vấn đề lớn của London, thành phố mà Bailey đang sống: ô nhiễm và kẹt xe.
Chiếc xe của Bailey khi gập vào thậm chí có thể đậu vừa lối đi giữa 2 xe thông thường trong bãi đỗ. Nguyên lý điều khiển gập chiếc xe hoàn toàn tự động: nhấn nút trên ổ khóa sau khi rời khỏi xe, cửa sẽ tự động đóng lại, hai trục nhỏ có con lăn ở gầm phía đuôi xe sẽ hạ xuống, rồi di chuyển về phía trước, nhờ đó gập đôi chiếc xe lại; hai phần của xe nối với nhau bởi một khớp nối kiểu bản lề. Chiếc xe sau khi gập lại chỉ có chiều dài bằng 1 nửa ban đầu, những con lăn này sau đó sẽ chuyển hướng chiếc xe và đưa nó vào vị trí đậu xe.
Tuy nhiên, vấn đề mà người viết bài băn khoăn là với khớp nối kiểu bản lề, độ cứng vững của khung xe sẽ thế nào? Bên cạnh đó, hình vẽ cho thấy phần mũi xe sẽ phải rê trên mặt đất, mà 2 con lăn thì chỉ ở phía sau!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)