Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2016

Cách nhận biết được taxi "đểu"

Theo một chuyên viên của Văn phòng Khiếu nại người tiêu dùng phía Nam trực thuộc Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, để hạn chế taxi móc túi hành khách, cả cơ quan quản lý và người tiêu dùng phải mạnh dạn hơn với những tài xế bắt chẹt khách. Đặc biệt là các cơ quan quản lý phải công khai số lượng taxi ở TPHCM, trong đó có bao nhiêu xe được kiểm định đồng hồ, bao nhiêu xe chưa kiểm định, đó là xe của những hãng nào. Thậm chí công bố những hãng taxi nhái, taxi dù... tại những địa điểm của TPHCM.

Hành khách nên chịu khó quan sát đồng hồ cước, bảng giá cước và cả... thái độ của người lái xe.
Những lưu ý cần thiết

Nói về cách thức để nhận biết những mánh khóe, thủ thuật của tài xế taxi, ông Đỗ Việt Hùng, Trưởng Phòng Đo lường Dung tích – Lưu lượng thuộc Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (gọi tắt Trung tâm 3), cho rằng trước khi đón xe, hành khách nên quan sát bảng hiệu, hộp đèn, nhãn mác bên ngoài xe, nếu các thông tin không khớp, không thống nhất với nhau thì không nên chọn vì đó là taxi mù, taxi dù hoặc không đàng hoàng.

Khi đón xe, hành khách lưu ý chủ hãng xe thường dán thông báo giá cước 1 km đầu và km tiếp theo trên thành ghế. Từ đây, khách có cơ sở để quan sát đồng hồ cước. Khi xe lăn bánh, nếu chưa đầy 1 km nhưng đồng hồ đã nhảy tiền, hoặc đồng hồ nhảy nhanh bất thường chứng tỏ có vấn đề. Ngoại trừ trường hợp đồng hồ nhảy thêm cước khi xe dừng đèn đỏ.

“Hiện nay, cách móc túi hành khách đơn giản nhất là gắn bộ kích xung đồng hồ cước ở cần gạt số, cần gạt nước, kèn, đèn xi nhan... Do đó, nếu tinh ý hành khách sẽ thấy mỗi lần sang số hay bấm kèn, số tiền sẽ nhảy lên. Mỗi lần như thế, tài xế bỏ túi số tiền bằng giá cước 1 km taxi. Tuy nhiên, cách nhìn đồng hồ cũng cần kinh nghiệm, tốt nhất là hành khách nên thuộc làu đường dây nóng, số tài và tên hãng taxi phòng khi gặp phiền toái”- ông Hùng khuyến cáo.

Theo ông Lê Hồng Việt, Phó chánh Thanh tra Sở GTVT TPHCM, khách cũng có thể căn cứ vào thái độ phục vụ hách dịch, hằn học, thô lỗ của tài xế để “méc” hãng taxi. Đừng nghĩ đây là chuyện không đáng mà bỏ qua.

Nhiều giải pháp chống taxi "đểu" ở TPHCM

Theo Trung tâm 3, để sòng phẳng với hành khách, các hãng taxi nên in hóa đơn cho hành khách, trong đó thể hiện rõ điểm đi, điểm đến, số tiền khách phải trả. Khi gặp sự cố, đây sẽ là bằng chứng để khách “mắng vốn” và công ty có biện pháp xử lý tài xế.

Riêng với các hãng, nên công khai số lượng taxi được kiểm định đồng hồ hằng quý, hằng tháng... đồng thời công bố số điện thoại nóng dán ngay trên xe để hành khách phản ánh khi thấy dấu hiệu “ăn gian” của tài xế. Việc lắp hộp đen ở mỗi taxi cũng rất cần thiết.

Ông Nguyễn Thanh Tâm, Giám đốc Công ty TNHH Rạng Đông, đơn vị quản lý Taxi Miền Đông, cũng cho biết: “không có chuyện xe chờ kiểm định đồng hồ giảm giá cước mà lái xe phải ra giá với khách như tài xế của xe cho biết trong bài. Bởi cách đây một tháng, chúng tôi đã đi kiểm định lại tất cả các đồng hồ khi giá cước hạ từ 12.500 đồng xuống 10.500 đồng/km. Đó là tài xế bịa đặt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét