Ở trường hợp đốt xe tại Đống Đa chiều 21-1, người vi phạm đã bị lập biên bản nhưng vẫn nài nỉ CSGT bỏ qua. Không được đáp ứng, người này đốt chiếc xe đang dựng trên vỉa hè, làm xe lăn kềnh ra cháy giữa đường khiến giao thông bị tắc nghẽn. “Hành vi này có biểu hiện không chấp hành yêu cầu của CSGT nhưng không đậm nét bằng biểu hiện gây rối khiến giao thông ngừng trệ. Vì vậy, khởi tố về tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 BLHS là hợp lý” - ông Triển nói.
Tùy từng trường hợp mà xử tội gây rối trật tự công cộng hay chống người thi hành công vụ, thậm chí có thể xử đồng thời cả hai tội!
Chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng, giữa đường phố Hà Nội đã xảy ra hai vụ người dân tự đốt xe máy của mình sau khi vi phạm luật giao thông. Nhiều bạn đọc thắc mắc liệu những người ngông cuồng đó sẽ bị xử lý như thế nào, có tội hay không, tội gì
Đốt giữa chốn công cộng: Có tội!
Luật sư Trần Đình Triển (Đoàn luật sư TP Hà Nội) nói, theo quy định pháp luật dân sự, một người có toàn quyền đối với tài sản mình sở hữu, kể cả quyền đốt rụi. Tuy nhiên, luật sư Triển nhấn mạnh: “Điều quan trọng là anh phải đốt ở nơi nào không ảnh hưởng đến ai chứ không được mang ra đường rồi châm lửa cháy đùng đùng như thế. Nhà anh có gói rác, vứt đi cũng phải vứt đúng nơi quy định, vứt bừa bãi ra đường cũng là sai, nói gì đến việc đốt xe máy giữa phố”. Theo luật sư Triển, hành vi này đã vi phạm pháp luật vì xâm hại đến trật tự công cộng.
Đồng tình, một thẩm phán TAND tối cao phân tích thêm: Giả sử người chủ sở hữu đem chiếc xe máy về vườn riêng nhà mình rồi đốt rụi thì chẳng ai làm gì được nếu không gây ảnh hưởng đến người khác. Tuy nhiên, nếu giữa chốn công cộng mà người đó châm lửa đốt xe nhằm phản ứng lại CSGT, làm tắc nghẽn giao thông thì đã có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự. Vì vậy, việc công an đang xem xét khởi tố hai trường hợp tự đốt xe là hoàn toàn có căn cứ.
Tùy trường hợp mà áp tội
Đến đây, một vấn đề đặt ra là tại sao hai vụ tự đốt xe khá giống nhau nhưng công an mỗi địa phương lại đề nghị khởi tố về hai tội khác nhau (ở Đống Đa là gây rối trật tự công cộng, ở Hà Đông là chống người thi hành công vụ)? Lý giải, luật sư Trần Đình Triển bảo, cùng một loại hành vi nhưng dựa vào bối cảnh phạm tội, dựa vào ý chí của người phạm tội mà tội danh có thể khác nhau.
Còn vụ đốt xe tại Hà Đông lại có những tình tiết mà dấu hiệu chống người thi hành công vụ rõ ràng hơn: Vị CSGT dắt chiếc xe sang nơi xử lý vi phạm, mới dắt đến giữa ngã tư, thấy lượng người quá đông mới dựng tạm xe cạnh dải phân cách để chạy ra điều tiết giao thông, chờ lát nữa tiếp tục mang xe sang nơi xử lý. Vừa ngoảnh đi ngoảnh lại đã thấy người vi phạm rút vòi xăng ra châm lửa khiến chiếc xe cháy bùng... Như vậy, ở trường hợp này, người vi phạm đốt xe khi chiếc xe đang trong trong sự quản lý tạm thời của CSGT, gây cản trở cho người đang thi hành nhiệm vụ nên có thể khởi tố về tội chống người thi hành công vụ (Điều 257 BLHS).
Đặc biệt, luật sư Triển lưu ý, dù chỉ có một hành vi đốt xe nhưng người vi phạm vẫn có thể bị xử lý đồng thời cả hai tội gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ. Bởi lẽ hành vi đốt xe vừa cản trở người thi hành công vụ, vừa gây ách tắc giao thông hàng chục phút, khiến dư luận bất bình trước chuyện thiếu ý thức tôn trọng người đang thi hành công vụ, thiếu ý thức giữ gìn trật tự nơi đông người, coi thường pháp luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét